Chiếc bánh mì cho nhỉnh hơn hai đốt ngón tay, dài chừng một gang, nhân "nghèo nàn" chỉ gồm duy nhất pate mà lại là món ăn khiến người đất cảng Hải Phòng nở mày nở mặt.

Nhắc tới Hải Phòng, người ta thường ấn tượng bởi nhịp sống hiện đại, người dân phóng khoáng,cởi mở. Các món ngon Hải Phòng ít nhiều đều mang vị quý báu của vùng biển quê hương. Nhưng có một thứ đặc sản giản dị bất ngờ, mà nói ra ai cũng phải gật gù tâm đắc "À. Đúng rồi, món đó đích thị là đặc sản Hải Phòng". Món đặc sản ấy gọi tên bánh mì que.

{keywords} 

Phong trào bán bánh mì que ở Hải Phòng đã bắt đầu từ những năm 80, nghe nói xuất phát từ một quán ngỏ trong ngõ Khánh Lạp, gần Hàng Kênh, nay đã trở thành món ngon tên tuổi bán khắp phố phường đất cảng. Bánh mì que còn được gọi là bánh mì cay, lấy từ vị loại tương ớt đặc biệt không thể thiếu khi ăn kèm nhân bánh nhưng cũng bởi hình dạng đặc biệt, to chỉ nhỉnh hơn đốt ngón tay, dài chừng hơn một gang tay mà người ta cũng quen miệng gọi chiếc bánh là bánh mì que. Hai cái tên đều giản dị, dễ gọi, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người như chính hương vị của món ăn dân dã nơi hè phố ấy.

{keywords} 

Nguyên liệu làm bánh rất đơn giản, chỉ bao gồm bột mì, muối và bột nở nhưng để làm ra chiếc bánh vừa đủ cứng cáp, lại xốp mềm đòi hỏi người làm bánh có kinh nghiệm lâu năm, biết trộn bột theo tỉ lệ vừa phải, bánh nướng nhanh tay, vừa tới tầm nở, tầm vàng là đã phải mang ra khỏi lò để đảm bảo bánh không cháy quá mà cứng quắt lại.

{keywords} 

Linh hồn của bánh mì cay đến từ thứ nhân "nghèo nàn" nhưng người ta thường biết tới ấy là pate. Bánh mì cay Hải Phòng chỉ sử dụng loại nguyên liệu duy nhất là pate. Kì thực nếu là thứ bánh biến tấu thêm đủ thứ cầu kì, dù hình dạng không thay đổi nhưng ắt hẳn không phải là chiếc bánh mì que lừng lẫy đất cảng. Hầu hết các quán bán bánh mì cay có tên tuổi đều tự chế biến pate. Patê được chế biến từ gan lợn, mỡ phần và thịt nạc, thêm chút tiêu muối cho vừa miệng. Tất cả nguyên liệu đều phải thật tươi sống. Sau khi sơ chế, tất cả nguyên liệu được xay nhuyễn rồi hấp cách thủy trong khoảng 6 tiếng. Khối patê đạt chuẩn khi cắt ra có độ mềm dẻo nhất định, độ béo vừa phải, ăn rất đậm đà, tròn vị và thơm dậy mùi đặc trưng.

{keywords} 

Thế nhưng, thứ quyết định, tạo nên tên gọi của món ăn lại chính là thành phần gây "cay", một loại tương ớt đặc biệt của người Hải Phòng mang tên chí chương. Cách gọi bắt nguồn từ tiếng của người gốc Hoa sinh sống lâu năm tại Hải Phòng. Chí chương được làm từ ớt, cà chua tươi bỏ hạt, tỏi băm nhuyễn, nêm thêm chút muối và trải qua quá trình lên men theo công thức gia truyền. Chí chương thơm ngon phải cay nồng và màu đỏ tươi bắt mắt.

Chiếc bánh mì nhỏ nhắn, miếng pate cũng vừa vặn xếp gọn ghẽ theo chiều dài chiếc bánh bỏ vào lò nướng lên giòn tan, pate chảy ngấm vào ruột bánh, thêm chí chương đỏ au... chỉ chừng ấy thôi đã tạo nên món ngon thơm nức mùi pate, giòn mềm hương bánh nướng, lại cay cay tê tê, kích thích vị giác khó tả.Đối với người Hải Phòng, ăn bánh mì cay đã trở thành một thói quen hàng ngày. Bánh mì cay phù hợp với tất cả mọi người với mọi lứa tuổi, từ trẻ con đến học sinh, sinh viên, người lớn tuổi.

Từ đất cảng, chiếc bánh mì cay ngày nay đã du ngoạn khắp Bắc, Nam. Tới đâu, món ăn cũng được ưa thích và đón nhận đặc biệt. Chẳng vậy, dù là thưc quà giản dị, người ta vẫn phải rủ rỉ công nhận rằng, chiếc bánh mì cay đã làm người dân Hải Phòng tự hào quá đỗi.

(Theo Depplus.vn/MASK)