Trong bài viết trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) có tựa đề "Ở Việt Nam, những người đi vay tự nhận là Robin Hood đang nhắm đến những kẻ cho vay nặng lãi kỹ thuật số", các tác giả chỉ ra thực tế là ngày nay, các hoạt động cho vay kỹ thuật số đang phát triển mạnh, với hàng trăm ứng dụng điện thoại có sẵn để tải xuống.
Chúng là của các ngân hàng, các công ty cho vay tiêu dùng, các nền tảng vay ngang hàng (P2P), các công ty cho vay không đáng tin và cả các băng nhóm cho vay tiền, cung cấp trải nghiệm tín dụng "nhanh chóng và dễ dàng" cùng các khoản vay không cần tài sản bảo đảm chỉ trong vòng vài phút.
Một số người ở Việt Nam đang tham gia các nhóm trên Facebook để tấn công lại những người cho vay gian manh. Ảnh: EPA |
Những ứng dụng này một mặt góp phần thúc đẩy các hoạt động tài chính, phù hợp với nỗ lực của chính phủ và các bên tham gia tài chính để tự do hóa tín dụng. Mặt khác, chúng làm dấy lên lo ngại của người dân về sự phát triển ngành cho vay dưới chuẩn kỹ thuật số dựa trên những hoạt động cho vay liều lĩnh và đậm tính săn mồi.
Những người đi vay ngày càng bị bóc lột gay gắt, khiến họ phải lên mạng xã hội để chia sẻ sự bất bình của mình. Trên Facebook, có hàng trăm nhóm gồm đông đảo những người đi vay gặp phiền toái, trong đó có không ít các chuyên gia trẻ. Họ trút xả bực tức, hỗ trợ lẫn nhau và chia sẻ các mẹo để đối phó với các bên cho vay kỹ thuật số.
Những người mới tham gia tìm kiếm lời khuyên về các ứng dụng đáng tin cậy, hoặc về cách thức đáp ứng yêu cầu cho vay vốn có thể rất nghiêm ngặt từ các ngân hàng và nền tảng P2P nhưng lại khá dễ dàng từ các công ty tài chính hoặc các bên cho vay bất hợp pháp.
Những người đi vay có kinh nghiệm chia sẻ kiến thức về cách thức ngăn chặn các thủ đoạn gây phiền nhiễu trên mạng của kẻ đòi nợ, tư vấn cho những người mới cách thanh lọc dữ liệu mạng xã hội và điện thoại để giảm thiểu sự hiện diện của mình trên mạng. Một số khác mách nước tiết lộ hoặc bỏ qua thông tin cá nhân người vay để đảm bảo với bên cho vay, mà không ảnh hưởng đến quyền riêng tư trên các nền tảng số.
Theo một người sử dụng, những người cho vay thường không đến tận nhà "con mồi" hoặc thu nợ trong đời thực. Họ chỉ nhắn tin và gọi điện dọa dẫm, giả danh xã hội đen.
Các nhóm của người đi vay trên mạng còn là không gian để một số người bàn tính tấn công đáp trả những người cho vay kỹ thuật số. Phương pháp chủ yếu của họ là khuyến khích vay nợ ồ ạt nhằm khiến những người cho vay phá sản. Và, bằng cách đi vay lại, mọi người tạo dựng niềm tin và hồ sơ tín dụng, cho phép họ tiếp cận các khoản vay rẻ hơn với giá trị cao hơn.
Những người vay nợ quá nhiều được khuyên nên vay thêm, vỡ nợ rồi hy vọng được giải quyết thông qua việc tái cơ cấu hoặc xóa nợ. Một người ủng hộ phương pháp này kêu gọi các thành viên "lẩn tránh khoản vay để cho người vay nợ thấy rõ cách lãi suất cắt cổ hoạt động thế nào và dạy bên cho vay qua ứng dụng di động một bài học".
Sự phát triển của cho vay kỹ thuật số ở Việt Nam đang dần làm thay đổi mối quan hệ giữa mọi người về nợ và rủi ro. Ảnh: EPA |
Không ít người quảng cáo các dịch vụ cung cấp tài liệu giả và danh tính giả mạo, cho thuê người giới thiệu, số tham chiếu cho đơn xin vay hoặc "dịch vụ thay thế" mà trong đó, các thành viên có lịch sử tín dụng tốt đề nghị vay hộ những người vay nợ xấu để đổi lấy phần trăm thanh toán nợ.
Mặc dù tự đưa bản thân vào các hoạt động có thể được coi là gây tranh cãi, nếu không muốn nói là bất hợp pháp, thành viên của các nhóm Facebook này tin rằng hành động của họ là một phần câu chuyện kiểu Robin Hood về việc lấy tiền từ những người cho vay kỹ thuật số săn mồi, người đòi nợ và các ứng dụng di động "giàu có" để "tài trợ cho sinh kế của chính mình", một người cho biết. Họ biện minh hành động của mình là bởi sự ngược đãi và quấy rối do những người cho vay gây ra.
Bất kể tính hợp pháp của những hành động đó thế nào, sự hiện diện của các cộng đồng mạng xã hội này làm dấy lên lo ngại ngày càng tăng về tài chính săn mồi, cũng như sự mất an toàn tài chính của một thế hệ người vay hiểu biết về công nghệ mới ở Việt Nam.
Họ đang đối mặt với một kỷ nguyên mới của tài chính cá nhân mà ngày càng làm thay đổi mối quan hệ của họ với các bên cho vay, về nợ và rủi ro.
Thanh Hảo
Mỹ đưa Việt Nam khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ
Bộ Tài chính Mỹ vừa xóa tên Việt Nam và Thụy Sỹ khỏi danh sách các nước bị Washington coi là thao túng tiền tệ, đảo ngược quyết định của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump hồi năm ngoái.
‘Đế chế’ nail của người Việt điêu đứng
Covid-19 đã hủy hoại nhiều ngành nghề, trong đó có nghề làm nail (móng chân, móng tay), vốn là “cần câu cơm” của bao thế hệ người Việt ở Mỹ.