Sản lượng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 70% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn quốc, hỗ trợ cải thiện sinh kế khu vực nông thôn và góp phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Vì vậy, Đđồng bằng sông Cửu Long được coi là trung tâm nuôi trồng thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, ngành Thủy sản đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi nhu cầu tiêu thụ sụt giảm ở hầu hết các thị trường chính; chi phí sản xuất tăng; biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến, xuất khẩu thiếu đồng bộ.
Đơn cử, bên cạnh cá điêu hồng, người nuôi cũng thay đổi giống và đa dạng các loại cá khác như cá lăng nha, cá cóc, cá he, cá chốt,… có giá trị kinh tế cao hơn và cho năng suất cao, tỷ lệ hao hụt thấp. Tuy nhiên, hiện nay tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khăn, giá cá thương phẩm giảm; chu kỳ nuôi được kéo dài, nuôi cầm chừng, cho cá ăn ít; số lượng doanh nghiệp thu mua cá tra nguyên liệu cũng giảm đã làm ảnh hưởng nhất định đến hoạt động nuôi cá tra của tỉnh.
Ví dụ trên cho thấy, lĩnh vực thủy sản ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bất lợi từ môi trường, khí hậu, thị trường. Dù được đánh giá là đang có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng nếu người dân tiếp tục duy trì sản xuất theo hướng tự phát, không chuyên nghiệp thì ngành Thủy sản đồng bằng sông Cửu Long sẽ chậm phát triển, đặc biệt là khó phát triển bền vững. Nếu không hỗ trợ tháo gỡ khó khăn thì rất khó đảm bảo nguồn thủy sản chất lượng cho doanh nghiệp chế biến.
Việc thúc đẩy sự bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản tại đồng bằng sông Cửu Long cần thông qua các giải pháp đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới, ứng dụng chuyển đổi số. Trong thế giới ngày càng hiện đại, ngành nuôi thủy sản đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ vào sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI). Từ việc theo dõi sức khỏe của đàn cá đến quản lý nguồn lực một cách thông minh, AI không chỉ mở ra cánh cửa mới cho hiệu quả sản xuất mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống dưới nước. Đơn cử như tăng cường công tác theo dõi kết quả quan trắc của các cơ quan chuyên môn khác để theo dõi diễn biến xâm nhập mặn trên các sông chính, kênh rạch tự nhiên đối với các vùng tiếp giáp giữa ranh mặn và ngọt có thể ảnh hưởng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, theo quan sát, hiện các hợp tác xã và doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản trong vùng luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao vì thực tế tại các trường, rất ít người học ở lĩnh vực này. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao đi liền với việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng và chế biến thủy sản bị ảnh hưởng, từ đó khó đưa ngành thích ứng với biến đổi khí hậu.