Hôm nay (7/12), nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange đã đầu hàng cảnh sát London trong một phần cuộc điều tra tội hiếp dâm tại Thụy Điển.
Chủ WikiLeaks ra "tự thú"
"Khai tử" WikiLeaks, phải phá hủy toàn bộ Internet
WikiLeaks dọa công bố tài liệu mật của Mỹ về UFO
Mỹ, WikiLeaks phát động chiến tranh du kích
PayPal chặn đường sống của WikiLeaks
Ông chủ WikiLeaks bị truy nã ráo riết
Chỉ một tuần, WikiLeaks đã biến đổi thế giới
Báo Mỹ lý giải việc xuất bản tin mật từ WikiLeaks
WikiLeaks muốn "bóc trần" Trung Quốc, Nga như Mỹ
Đây là thách thức mới nhất mà WikiLeaks đối mặt sau hàng loạt khó khăn liên quan tới luật pháp, tài chính và công nghệ kể từ khi trang web này quyết định công bố hàng trăm bức điện tín mật của ngoại giao Mỹ.
Assange dự kiến sẽ xuất hiện tại tòa án thành phố Westminster cuối ngày hôm nay. Nếu thách thức việc dẫn độ về Thụy Điển, ông sẽ có thể bị tạm giam hoặc nộp tiền bảo lãnh cho tới khi một quan tòa khác ra quyết định có dẫn độ ông hay không, một phát ngôn viên cơ quan dẫn độ cho biết.
Nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange. Ảnh: Reuters
Kể từ khi bắt đầu tung ra các bức điện tín mật trao đổi giữa Bộ Ngoại giao và 270 đại sứ quán Mỹ trên thế giới vào tuần trước, WikiLeaks đã bị đóng các tài khoản ngân hàng, trang web bị tấn công còn chính phủ Mỹ thì tiến hành điều tra hình sự với Assange cùng các cộng sự của ông.
Rắc rối luật pháp đến với Assange, người Australia 39 tuổi, bắt đầu từ cáo buộc của hai phụ nữ mà ông gặp ở Thụy Điển mùa hè qua. Assange bị buộc tội lạm dụng và quấy rối trong một trường hợp và cưỡng dâm trong một trường hợp khác.
Assange phủ nhận mọi buộc tội. Ông và luật sư của mình cho rằng, cáo buộc này liên quan tới lý do chính trị.
Một phát ngôn viên của WikiLeaks tuyên bố, vụ bắt giữ Assange là cuộc tấn công vào tự do báo chí và sẽ không ngăn cản được tổ chức này trong việc công bố thêm nhiều tài liệu mật khác.
"Nó sẽ không thay đổi hoạt động của chúng tôi”, Kristinn Hrafnsson nói.
WikiLeaks đã chọc giận chính phủ Mỹ bằng cách tung ra hàng ngàn tài liệu bí mật quân sự, sau đó là hàng trăm nghìn bức điện tín bí mật gửi từ các đại sứ quán Mỹ khắp thế giới. Họ cung cấp những tài liệu này cho 5 tờ báo. 5 tờ này đã làm việc với WikiLeaks để biên tập các bức điện tín trước khi xuất bản.
Theo giới phân tích, vụ bắt giữ ít nhiều đã có thành công trong việc ngăn chặn dòng chảy tài liệu mật: WikiLeaks đã không tung ra thêm bất cứ bức điện tín mật nào trong vòng hơn 24h qua, cho dù câu chuyện về những tài liệu này vẫn tiếp tục xuất hiện trên tờ Thời báo New York (Mỹ) và Guardian của Anh.
Hoạt động của WikiLeaks gặp nhiều trở ngại trong những ngày gần đây khi các cơ sở cung cấp máy chủ Amazon và PayPal đã hủy bỏ hợp tác thương mại với trang web này.
Hôm qua, một ngân hàng Thụy Sĩ đã phong tỏa tài khoản của Assange được sử dụng để nhận quyên góp cho WikiLeaks. Marc Andrey, phát ngôn viên ngân hàng PostFinance, cho biết, tài khoản bị đóng lại vì Assange “cung cấp cho chúng tôi thông tin giả khi ông ấy mở tài khoản”.
-
Thái An (Theo AP, Reuters)