PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM thông tin, 88 dự án trong Khu Công nghệ cao TP.HCM với khoảng 48.000 lao động đã khôi phục lại 100% hoạt động.

1.408/1.412 DN hoạt động trong Khu Công nghiệp - Khu Chế xuất, với số lượng lao động lên tới trên 280.000 lao động. Như vậy, chỉ còn 4 DN chưa mở lại. Những số liệu trên cho thấy TP đã bắt nhịp dần trong giai đoạn phục hồi. Việc hoạt động trở lại nhằm thực hiện nhanh các đơn đặt hàng từ khu vực Hoa Kỳ, châu Âu và các nước cho dịp mùa đông và Giáng sinh. Kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng.

{keywords}
Các doanh nghiệp tại TP.HCM đã dần bắt nhịp trong giai đoạn phục hồi

Ông Trần Việt Anh, TGĐ Công ty Nam Thái Sơn, khẳng định, cơn bão Covid-19 đã sàng lọc cộng đồng DN, đơn vị nào vượt qua được là vượt qua. Đây là trải nghiệm mà cộng đồng DN tại TP.HCM thấm nhất.

“Hy vọng khi trở lại làm việc, sống chung với dịch thì hệ thống các doanh nghiệp với hàng trăm nghìn lao động, hàng triệu lao động đã chuẩn bị tâm thế, vững vàng mặc dù có những mất mát, thiệt hại lớn”, ông Việt Anh nói.

Để các DN có thể yên tâm sản xuất, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) - bà Lương Mai Anh cho rằng, cần tổ chức trạm y tế lưu động tại các khu công nghiệp. Đây là một trong những nội dung được đưa vào tiêu chí đánh giá năng lực đáp ứng của y tế các tỉnh/thành khi đánh giá các cấp độ dịch. Chủ DN sẽ yên tâm hơn khi có trạm y tế tại khu công nghiệp và giảm áp lực cho y tế địa phương.

Về ứng dụng công nghệ trong quản lý công nhân F0, Tổng Giám đốc Galaxy One (Sovico Group) - bà Nguyễn Hoàng Cẩm Linh - cho hay, khi người lao động có xét nghiệm dương tính thì nhân viên y tế ở khu vực đó phải nhận được thông tin, tổng hợp thông tin và báo lên bộ phận quản trị DN. Đồng thời, thông tin được kết nối với TP để các bên liên quan đưa ra những phương án xử lý chung.

{keywords}
Sức khỏe người lao động, công tác y tế được quan tâm sau đại dịch

Theo bà Linh, trong giai đoạn phục hồi sản xuất thì yêu cầu đặt ra là các chi phí giảm thiểu nhất, tiết kiệm nhất. Để đạt hiệu quả thì công nghệ sẽ đáp ứng yêu cầu đó khi hỗ trợ kết nối, đưa ra báo cáo phân tích thông minh hỗ trợ cho nhà quản trị.

Đại diện Công ty Nam Thái Sơn cùng quan điểm, DN trước đây thường xây dựng các quy trình phòng cháy chữa cháy, môi trường,... thì nay quan tâm đến quy trình sức khỏe. Khoảng 70% các DN nói chung và 90% DN sản xuất đều có nhân viên đủ trình độ như một nhân viên y tế cấp địa phương, có thể theo dõi, nhận ra được triệu chứng của những F0 sức khỏe như nào và nên cần đi xét nghiệm.

Dẫu vậy, về lâu dài, nhà chức trách địa phương cũng như Bộ Y tế cần có kế hoạch và quyết tâm di dời nhà máy, đơn vị sản xuất sử dụng nhiều lao động đan xen khu dân cư. Bắt buộc có quy trình để xây dựng những nhà máy, khu công nghiệp mang tính chất phòng dịch, có nghĩa là phải thông thoáng.

Ví dụ, trước đây xây dựng nhà máy cần 5.000m2 thì bây giờ phải cần 7.000m2. Trong đó, phòng y tế phải quy định bao nhiêu giường, quy định về không gian, khoảng cách an toàn vì các DN sử dụng nhiều lao động xen lẫn khu dân cư vừa qua là những nơi phát sinh nhiều ổ dịch. Đặc biệt, Hà Nội, TP.HCM có những khu công nghiệp xây dựng hơn 20 năm đã nằm lẫn vào khu dân cư, bây giờ không biết đâu là nhà máy đâu là khu dân cư.

Trần Chung

Khỏe bình thường test ra dương tính: Liên tục có F0, chẳng việc gì phải hốt hoảng

Khỏe bình thường test ra dương tính: Liên tục có F0, chẳng việc gì phải hốt hoảng

Có anh quản lý đang khỏe mạnh, làm việc cường độ cao mà về test lại thành F0. Làm sao biết được ai là F0 khi họ không hề có triệu chứng gì?. F0 liên tục xuất hiện có phải đáng lo?