- Con tôi khi sinh ra được các bác sĩ ghi nhận là giới tính Nam, đến nay tuy đã 18 tuổi nhưng nhìn hình thức bề ngoài và mọi cử chỉ, hành vi như dáng đi, đứng, giọng nói, thậm chí kể cả đời sống tinh thần.. đều rất giống con gái.
Gia đình tôi muốn xác định lại giới tính cho cháu trên giấy tờ. Chúng tôi cần phải làm những gì?
TIN BÀI KHÁC
Văn phòng luật sư Giải Phóng xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính, tuy nhiên việc xác định này được thực hiện trong trường hợp giới tính bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
Do bạn không nói rõ về tình trạng của người con, nên bạn có thể tham khảo thêm theo quy định tại Điều 5, điều 6 Nghị định 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính để xác định con của bạn có thuộc trường hợp này hay không.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý là việc xác định lại giới tính này phải dựa trên cơ sở tự nguyện của em bạn.
Cũng theo quy định tại Điều 7 Nghị định 88/2008/NĐ-CP hồ sơ về y tế đề nghị xác định lại giới tính bao gồm:
Điều 7.
1. Hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính bao gồm:
a) Đơn đề nghị xác định lại giới tính theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; trường hợp xác định lại giới tính cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;
b) Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu.
2. Thủ tục đề nghị xác định lại giới tính:
a) Người đề nghị xác định lại giới tính gửi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính;
b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị xác định lại giới tính trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn. Nếu không chấp nhận thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Đơn đề nghị xác định lại giới tính có trong phụ lục của thông tư 29/2010/TT-BYT (chọn mẫu thích hợp phù hợp với độ tuổi)
Bạn cũng cần lưu ý rằng: Bệnh viện có chức năng xác định lại giới tính trên: phải là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa ngoại, sản, nhi của Nhà nước tuyến trung ương hoặc bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hạng 1 tuyến tỉnh hoặc bệnh viện tư nhân có điều kiện tương đương.
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Tổng đài tư vấn luật: 19006665 hoặc 08.73050996
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửivề địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại đểchúng tôi tiện liên hệ).
Gia đình tôi muốn xác định lại giới tính cho cháu trên giấy tờ. Chúng tôi cần phải làm những gì?
TIN BÀI KHÁC
Yêu nhau mà vào nhà nghỉ thì sao?
“Phát điên” vì chồng không đồng ý ở rể
Nộp tiền cho cảnh sát, thế nào là đúng luật?
Sống ‘gá dựa’ với người khác vì thiếu thốn tình cảm
Đốt pháo và trách nhiệm hình sự
“Phát điên” vì chồng không đồng ý ở rể
Nộp tiền cho cảnh sát, thế nào là đúng luật?
Sống ‘gá dựa’ với người khác vì thiếu thốn tình cảm
Đốt pháo và trách nhiệm hình sự
(ảnh minh họa) |
Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính, tuy nhiên việc xác định này được thực hiện trong trường hợp giới tính bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
Do bạn không nói rõ về tình trạng của người con, nên bạn có thể tham khảo thêm theo quy định tại Điều 5, điều 6 Nghị định 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính để xác định con của bạn có thuộc trường hợp này hay không.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý là việc xác định lại giới tính này phải dựa trên cơ sở tự nguyện của em bạn.
Cũng theo quy định tại Điều 7 Nghị định 88/2008/NĐ-CP hồ sơ về y tế đề nghị xác định lại giới tính bao gồm:
Điều 7.
1. Hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính bao gồm:
a) Đơn đề nghị xác định lại giới tính theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; trường hợp xác định lại giới tính cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;
b) Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu.
2. Thủ tục đề nghị xác định lại giới tính:
a) Người đề nghị xác định lại giới tính gửi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính;
b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị xác định lại giới tính trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn. Nếu không chấp nhận thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Đơn đề nghị xác định lại giới tính có trong phụ lục của thông tư 29/2010/TT-BYT (chọn mẫu thích hợp phù hợp với độ tuổi)
Bạn cũng cần lưu ý rằng: Bệnh viện có chức năng xác định lại giới tính trên: phải là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa ngoại, sản, nhi của Nhà nước tuyến trung ương hoặc bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hạng 1 tuyến tỉnh hoặc bệnh viện tư nhân có điều kiện tương đương.
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Tổng đài tư vấn luật: 19006665 hoặc 08.73050996
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửivề địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại đểchúng tôi tiện liên hệ).