Mỗi quốc gia trên thế giới lại có cách làm cha mẹ khác nhau: bố mẹ Argentina cho các con thức khuya tùy ý, bố mẹ Nhật cho con 7 tuổi tự đi tàu điện một mình còn bố mẹ Đan Mạch thì thoải mái đi mua sắm, ăn uống và để con nằm nôi bên ngoài.

Các bài học dạy con từ khắp nơi trên toàn thế giới có thể gợi ý cũng như truyền cảm hứng cho bạn tự tin hơn khi nuôi dạy con và làm cha mẹ theo cách của riêng mình.

1. Trẻ em Na Uy ngủ trưa ngoài trời ở nhiệt độ âm độ C

Tuổi thơ của các em bé Na Uy thường gắn với các hoạt động ngoài trời. Khi một đứa trẻ lên 1 tuổi, con sẽ bắt đầu được tham gia làm vườn (được gọi là Barnehage trong tiếng Na Uy) cùng bố mẹ.

{keywords}

Trẻ em Na Uy vẫn được ra ngoài chơi kể cả trong điều kiện thời tiết cực lạnh.

Bố mẹ Na Uy sẽ trả vài trăm đô một tháng và con của họ sẽ được chăm sóc từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Các trẻ mẫu giáo dành phần lớn thời gian tại các Barnehage bất kể thời tiết vô cùng giá lạnh. Hình ảnh em bé quấn chăn, nằm ngủ quên trong xe nôi giữa mùa đông vùng bắc Âu không có gì là lạ.

Dù đã có rất nhiều hoạt động bổ ích dành cho trẻ nhỏ được chính phủ cung cấp, một số phụ huynh vẫn than phiền về tính sáng tạo trong cách nuôi dạy trẻ ở Na Uy. Một bà mẹ Mỹ nhận xét: “Có cảm giác là ở đây họ làm mọi việc với một cách thức duy nhất. Và ai cũng làm theo cách ấy. Tại Mỹ có rất nhiều phong cách nuôi con khác nhau còn ở đây thì về cơ bản chỉ có một cách: trẻ con đi ngủ lúc 7 giờ tối và đi học cùng một kiểu trường mẫu giáo, tất cả đều mang ủng, đều ăn một bữa trưa như nhau… đó là cách của người Na Uy”.

2. Bố mẹ Việt bỏ bỉm cho con từ 9 tháng tuổi

Rất nhiều phụ huynh ở Mỹ tỏ ra thán phục cách mà các bố mẹ ở Việt Nam và cả Trung Quốc nhận biết con buồn tè và giúp con "giải quyết nỗi buồn" bằng cách "xi xi". Một số bố mẹ Mỹ khác thì cho rằng, hành động này khá kì cục và so sánh với việc... huấn luyện thú cưng. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc trẻ em Việt thường không mang bỉm khi đã được tầm 9 tháng tuổi là một thói quen tốt mà các bố mẹ khác nên học hỏi.

3. Người Kisii truyền thống ở Kenya tránh nhìn thẳng vào mắt con cái

Các bà mẹ người Kisii, hay Gussii vẫn địu con đi khắp mọi nơi nhưng họ không bao giờ nựng con. Khi lũ trẻ bắt đầu bập bẹ, các bà mẹ này có xu hướng ngoảnh đi chỗ khác chứ không cố nói chuyện với con bằng ngôn ngữ của trẻ.

Với người phương Tây thì việc này thật vô tình nhưng trong văn hóa của người Kisii nó lại có ý nghĩa nhất định. Giao tiếp bằng mắt là một hành động truyền quyền lực, trao gửi trách nhiệm và đó là điều mà bố mẹ muốn gửi đến con cái của họ.

4. Bố mẹ Đan Mạch để con ngoài đường khi đi mua sắm

Tại Đan Mạch, trẻ em thường được đặt bên ngoài với lý do để được hưởng khí trời – thứ mà các bậc phụ huynh cho là rất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển tim mạch của trẻ.

{keywords}

Trẻ nằm trong nôi bên ngoài quán cà phê ở Copenhagen, một hình ảnh quen thuộc tại Đan Mạch.

Bạn có thể tưởng tượng các bố mẹ Mỹ sẽ lấy làm hãi hùng thế nào với ý tưởng này. Ở New York, một cặp vợ chồng người gốc Đan Mạch đã bị bắt giữ vì “dám” để con của họ bên ngoài một cửa hàng đồ ăn nhanh để vào ăn một mình.

Chị Mariom Adler, một phụ nữ New York có con trai 2 tuổi cho biết: “Tôi đã từng đến Đan Mạch và họ đúng là toàn làm như vậy. Chúng tôi vẫn nhìn thấy trẻ em không có người trông. Chúng tôi đã rất kinh ngạc khi chứng kiến cảnh này”.

5. Tại quần đảo Polynesian, trẻ em tự trông lấy nhau

Không phải là trẻ lớn trông trẻ nhỏ mà là một nhóm trẻ sàn sàn tuổi nhau nhưng rất có tổ chức. Ban đầu, người lớn vẫn chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ nhưng ngay khi biết đi thì trẻ phải chăm những trẻ khác. Các trẻ mẫu giáo lớn được học cách dỗ dành các em bé, trẻ bé hơn thường sẽ tự lập vì chúng được dạy rằng chỉ có thế chúng mới chơi với các anh chị lớn hơn được.

Vợ chồng chị Jane và anh James Ritchie sau một thời gian quan sát việc này tại New Zealand, cho biết: “Thật sự, trong xã hội phương Tây, việc để trẻ tự chăm lẫn nhau như ở Poynesia có thể được coi là hành động lơ là hay thậm chí nguy hiểm”.

6. Bố mẹ Nhật để con nhỏ tự ra ngoài một mình

{keywords}

Một em bé 10 tuổi ở Nhật đang đứng chờ tàu điện ngầm một mình.

Bố mẹ Nhật để con tự lập từ rất sớm. Trẻ từ 4 tuổi trở lên đã có thể tự đi tàu điện ngầm một mình, được sai vặt đi đây đi đó giúp việc cho bố mẹ, đi chơi tung tẩy khắp nơi một mình. Đây là việc gần như không mấy bố mẹ nào dám làm ở Mỹ.

Một bà mẹ Mỹ chia sẻ: “Nếu tôi để con ra ngoài như thế, người ta sẽ nhìn tôi kỳ thị và có thể sẽ có người gọi cho dịch vụ bảo vệ trẻ em”.

7. Trẻ Tây Ban Nha được tha hồ thức khuya

Các gia đình Tây Ban Nha vốn tập trung vào các khía cạnh xã hội và giao tiếp trong quá trình phát triển của trẻ. Ý tưởng để con đi ngủ lúc 6 rưỡi chiều là một điều vô cùng xa lạ ở đây, thay vào đó chúng có thể đi ngủ lúc 10 giờ hay muộn hơn để có thể tham gia vào các hoạt động chung của gia đình. Điều này cũng giống với quan điểm của các phụ huynh Argentina.

8. Các ông bố Aka là người chiến thắng

Vai trò của bố và mẹ trong cộng đồng người Aka sống ở Trung Phi là hoàn toàn linh hoạt, có thể thay thế cho nhau. Trong khi người mẹ đi săn thì bố sẽ ở nhà chăm con và ngược lại. Các ông bố Aka sẽ đảm nhiệm các công việc của một bà mẹ thực thụ mà không hề lưỡng lự hay cân nhắc, họ không thấy có gì đáng ngại khi làm việc đó. Họ thậm chí còn cho con bú, tất nhiên là chỉ để dỗ dành con.

9. Bố mẹ Pháp để con ăn mọi thứ

{keywords}

Cha mẹ Pháp rèn luyện các con ăn các món ăn như người lớn từ khi còn nhỏ.

Giờ ăn đều đặn, không ăn vặt, các bậc phụ huynh Pháp tin rằng khi làm một việc với tần suất đủ nhiều, rồi bạn sẽ thích làm việc ấy. Ăn uống cũng nằm trong số này. Và vì thế, trẻ em Pháp được cho ăn đồ ăn của người lớn, từ gan ngỗng cho tới pho mát hôi ngay từ khi còn rất nhỏ.

(Theo Hoàng Hồng Hạnh/Trí thức trẻ)