Tranh cãi nhằm ‘giải cứu’ cuộc chiến nợ nần của châu Âu đang chuyển sang một giai đoạn mới, khi mà phe ủng hộ ‘thắt chặt chi tiêu’ từng chiếm ưu thế đang dần bị phe ‘bỏ tiền đầu tư’ lấn át.

TIN BÀI KHÁC:


Trong phối cảnh đó, sự xuất hiện của một gương mặt cánh tả như ông Hollande lại rất quan trọng trong việc ‘đặt lại bàn cân’ chính trị ở lục địa này.

Bất kể ứng cử viên Tổng thống Pháp nào chiến thắng trong vòng bỏ phiếu vào Chủ nhật này, Paris vẫn phải vá víu mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU). Nhưng riêng với ứng viên triển vọng Francois Hollande, ông sẽ có một vị thế lớn hơn khi làm việc này để tái cân bằng chính trị đang trỗi dậy tại châu Âu.

Đây là quan điểm của nhà phân tích hàng đầu tại EU là Janis Emmanouilidis. Ông Emmanouilidis cho rằng tranh cãi chính trị đang thay đổi trên khắp khu vực đồng tiền chung châu Âu và EU.

“Ngay cả Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng chịu sức ép, và chính phủ Đức cũng sẽ khác hơn sau năm 2013” – Emmanouilidis nói sau buổi tranh luận trên truyền hình chống lại Tổng thống sắp mãn nhiệm Nicolas Sarkozy, và các nhà bình luận đều đồng tình rằng nhà chính trị cánh tả Hollande là người phù hợp để lên nắm quyền.

“Giả dụ rằng Hollande hoàn tất chiến thắng của mình, ông ấy sẽ có cuộc hội đàm đầu tiên với Thủ tướng Merkel trong một vị thế mạnh hơn, đi đầu trong các nỗ lực nhằm cân bằng lại ‘phương thức’ của EU đang được một số quốc gia hậu thuẫn’ – ông Emmanouilidis phân tích.

Theo chuyên gia này, các bước ban đầu nhằm thắt chặt tài chính sẽ vẫn là cốt lõi, tuy nhiên các biện pháp và việc đầu tư về sau nhằm mở cửa cho tăng trưởng lúc này cũng sẽ được ghép nối với nhau.

Trong khi tờ tạp chí nổi tiếng có trụ sở tại Anh là ‘Nhà kinh tế học’ đã cảnh báo các độc giả về một ‘quý ông Hollande nguy hiểm’, thì các học giả và giới truyền thông khác lại nghĩ rằng châu Âu đang ở một thời điểm mang tính bước ngoặt, với việc phe phản đối các biện pháp ‘thắt lưng buộc bụng’ đang dần chiếm ưu thế trên khắp châu lục.

Các quốc gia tham gia vào một quá trình tìm kiếm cần thiết để điều chỉnh lại mô hình kinh doanh của các nền kinh tế thời hậu Thế chiến II vì chúng có sự kết nối với một thế giới bên ngoài đang thay đổi nhanh chóng, để cốt làm sao không làm xói mòn tình trạng phúc lợi xã hội.

Và trước cuộc hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo EU kế tiếp vào cuối tháng Sáu này, ông Hollande giờ đây tuyên bố ‘yêu cầu mạnh mẽ’ để định hình một ‘khế ước tăng trưởng’ được cho là cần thiết trong nhiều quý. Khế ước này nhằm ‘sửa sai’ việc quá chú trọng vào biện pháp thắt chặt chi tiêu đã lên đến đỉnh điểm trong một hiệp ước về tài chính vẫn đang chờ được phê chuẩn.

Mục đích cốt lõi của sự thay đổi về đường hướng này, các chuyên gia trông chờ việc góp quỹ cho Ngân hàng đầu tư châu Âu sẽ tăng thêm, cho dù sẽ phải cần số tiền hơn thế rất nhiều để có thể thuyết phục các thị trường rằng sự hy sinh này là đáng đồng tiền bát gạo.

Tuy nhiên mặt khác, “Thủ tướng Đức Merkel đang sẵn sàng chấp nhận một phối cảnh chính trị mới -- bà sẽ phải nói theo một cách khác, thể hiện rằng bà đang chuẩn bị thừa nhận rằng đã có sai sót xảy ra… và đồng tình với nhu cầu tái cân bằng lại toàn bộ cách tiếp cận đối với chính sách”.

Tất nhiên, để đảm bảo sự thay đổi then chốt trên đà tái thúc đẩy lại nền kinh tế châu Âu sẽ khiến một số khu vực khác phải hy sinh trong suốt quá trình đàm phán với các đối tác châu Âu.

“Sau cuộc bầu cử này, Pháp sẽ phải trả một cái giá đáng kể với EU” -
Jean-Dominique Giuliani thuộc Quỹ Schuman, một nhà phân tích chính trị tại Brussels (Bỉ), nói.

Trong suốt cả chiến dịch tranh cử Tổng thống, các lãnh đạo tương lai của nước Pháp đều ‘không đả động gì đến một chút tích cực nào của EU, mà chỉ đề cập tới các khía cạnh tiêu cực và điều đó sẽ không thể không gây hậu quả sau cuộc bầu cử” - ông Giuliani nói.

“Chúng ta từng chứng kiến việc Tổng thống Nicolas Sarkozy dọa đưa nước Pháp ra khỏi khu vực sử dụng hộ chiếu Shengen, và cũng đưa ra các lời đe dọa liên quan tới chính sách thương mại của châu Âu”.

Với yêu cầu thay đổi hiệp ước của ông Hollande, “việc xé toạc ra như vậy rõ ràng đã cho thấy những gì cần thiết”.

Theo các nhà ngoại giao nước ngoài ở Brussels và Paris, công việc hậu trường cũng đang được đẩy lên ở mức độ rất cao.

“Chúng tôi gặp những người ở phe Xã hội gần như mỗi ngày” - một nhà ngoại giao phương Tây nói. “Chúng tôi cũng không e ngại gì về vị thế của một tổng thống như ông Hollande”.

Giữa hai đối tác là Đức và Pháp, Thủ tướng Merkel luôn có ưu thế hơn hẳn trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống của ông Sarkozy -- cơ chế giao dịch của họ khiến ‘cơn bực mình’ lan rộng khắp các thủ đô của EU -- nhưng các chuyên gia tại Brussels lại cảm thấy rằng một sự vô tư mới mẻ trong cặp đôi quyền lực này mang lại một cơ hội để tạo ra sự khởi đầu mới.

“Thủ tướng Italy Mario Monti đã có tác động kiềm chế những sự thái quá trước đó của bà Merkel” - một nhà ngoại giao giấu tên khác nói.

“Một khuôn mặt mới xuất hiện sẽ chỉ gia cố cho quá trình này mà thôi” - nhà ngoại giao này nói thêm.

Lê Thu (Theo CAN)

bầu cử, Pháp, châu Âu