- Chuyện không kiểm soát được việc đi tiểu là nỗi khổ tâm khó nói của một số chị em phụ nữ. Nhiều người vì vậy mà mất đi hạnh phúc; chất lượng sống bị ảnh hưởng nặng nề.
Cứ hắt hơi là quần ướt sũng
Trong mấy chục năm làm nghề, bác sĩ Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng khoa Niệu Bệnh viện Pháp - Việt TP.HCM (FV) đã chứng kiến nhiều phụ nữ khốn khổ vì không kiểm soát được việc đi tiểu.
Ông vẫn còn nhớ như in câu chuyện của một bệnh nhân tên Tuyết, 40 tuổi, ngụ tại Thành phố Cần Thơ.
Chị Tuyết bị bệnh són tiểu đeo đẳng suốt 2 năm trời. Mỗi lần cười, hắt hơi, thậm chí rùng mình là đũng quần chị lại ướt sũng.
“Nữ bệnh nhân đó rất thích chơi tennis với ông xã, nhưng từ khi bị bệnh chỉ có thể nằm bẹp trong nhà. Lúc nào người cũng ẩm ướt không sạch sẽ khiến cô ta không dám “yêu” chồng và thường xuyên cáu bẳn”, bác sĩ Tiến kể.
Chị Tuyết chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Sau khi thăm khám, bác sĩ quyết định tiến hành đo niệu động lực học cho chị Minh Tuyết để xác định mức độ són tiểu.
Các bác sĩ nhận thấy trường hợp són tiểu của chị Tuyết khá nặng, không thể chữa trị dứt bằng cách tập vật lý trị liệu vùng tầng sinh môn hay uống thuốc.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tiến chỉ định cho chị thực hiện phẫu thuật bằng cách dùng một dải băng bằng chất liệu tổng hợp đặt dưới niệu đạo, nhằm tạo ra điểm tựa vững chắc thay cho các cơ vòng đã yếu và ngăn nước tiểu rỉ ra.
Không chỉ riêng chị Tuyết, bác sĩ Tiến còn nhớ rõ trường hợp của chị Thủy, giáo viên dạy cấp 3, sinh năm 1959, ngụ tại Bình Dương.
Vì là giáo viên, mỗi lần lên lớp chị Thủy đều phải mặc áo dài.
Chị than thở với bác sĩ khổ nhất mỗi lần ho, hắt hơi là nước tiểu lại thoát ra không thể kiềm chế được làm áo dài bị ướt. Có những hôm chị chỉ ngồi giảng bài, không dám đứng lên vì sợ học sinh phát hiện mình ướt quần.
Chị Thủy âm thầm chịu đựng suốt 5 năm trời, không dám nói với ai, ngay cả với chồng và con gái.
Mãi tới cuối năm 2011, trong một lần cả nhà đang ngồi xem phim vui vẻ, chị Thủy ho và tiểu ra quần. Thấy mẹ chạy vội vào nhà vệ sinh thay quần mới, con gái chị phát hiện và khuyên đi khám bác sĩ.
Về nỗi khổ són tiểu, có lẽ chị Thu Vân, 54 tuổi, ngụ tại Thành phố Đà Nẵng thấm thía hơn cả.
Trong suốt 5 năm trời chị Vân luôn luôn phải đóng băng vệ sinh để thấm nước tiểu.
Sau khi thăm khám, bác sĩ Tiến nhận định: “54 tuổi vẫn chưa già, cô ấy vẫn có nhu cầu vui chơi, gặp gỡ mọi người... Són tiểu thật sự là một gánh nặng. Từ một người hoạt bát, thích giao tiếp, hòa đồng với mọi người, cô ấy trở nên mệt mỏi, chán chường và dễ cáu gắt với con cái. Hai vợ chồng cô ấy cũng suýt vì thế mà sứt mẻ”.
Khoảng 40 % phụ nữ són tiểu giấu bệnh
Tiểu không kiểm soát là tình trạng nước tiểu són ra khi có một áp lực đột ngột tác động lên các cơ vùng bụng như ho, hắt hơi, nâng vật nặng hay khi chơi thể thao, tiểu gấp hay khó nhịn tiểu. Són tiểu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ và có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục do luôn ở trong tình trạng ẩm ướt.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh són tiểu như: Ảnh hưởng của việc mang thai, sinh con hoặc suy giảm nội tiết tố của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh khiến vùng sàn chậu yếu đi; bệnh Parkinson hoặc liệt nửa người ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bàng quang…
Theo khảo sát, có khoảng 40% phụ nữ bị són tiểu nhưng phần lớn bệnh nhân do xấu hổ nên không dám nói với ai. Đây là một phản ứng rất tiêu cực, bởi bệnh són tiểu hoàn toàn có thể chữa được.
Tuy nhiên, để chữa són tiểu nhanh và hiệu quả, ngoài khám lâm sàng và siêu âm, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác bằng cách đo niệu động lực học. Đây là bước quan trọng để đánh giá chức năng của đường tiểu dưới, bao gồm áp lực bàng quang, cổ bàng quang và áp lực cơ vòng niệu đạo, cũng như khả năng và mức độ kiểm soát nước tiểu.
Thanh Huyền
Cứ hắt hơi là quần ướt sũng
Trong mấy chục năm làm nghề, bác sĩ Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng khoa Niệu Bệnh viện Pháp - Việt TP.HCM (FV) đã chứng kiến nhiều phụ nữ khốn khổ vì không kiểm soát được việc đi tiểu.
Ông vẫn còn nhớ như in câu chuyện của một bệnh nhân tên Tuyết, 40 tuổi, ngụ tại Thành phố Cần Thơ.
Chị Tuyết bị bệnh són tiểu đeo đẳng suốt 2 năm trời. Mỗi lần cười, hắt hơi, thậm chí rùng mình là đũng quần chị lại ướt sũng.
Một bệnh nhân mắc bệnh són tiểu đang được thăm khám. |
“Nữ bệnh nhân đó rất thích chơi tennis với ông xã, nhưng từ khi bị bệnh chỉ có thể nằm bẹp trong nhà. Lúc nào người cũng ẩm ướt không sạch sẽ khiến cô ta không dám “yêu” chồng và thường xuyên cáu bẳn”, bác sĩ Tiến kể.
Chị Tuyết chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Sau khi thăm khám, bác sĩ quyết định tiến hành đo niệu động lực học cho chị Minh Tuyết để xác định mức độ són tiểu.
Các bác sĩ nhận thấy trường hợp són tiểu của chị Tuyết khá nặng, không thể chữa trị dứt bằng cách tập vật lý trị liệu vùng tầng sinh môn hay uống thuốc.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tiến chỉ định cho chị thực hiện phẫu thuật bằng cách dùng một dải băng bằng chất liệu tổng hợp đặt dưới niệu đạo, nhằm tạo ra điểm tựa vững chắc thay cho các cơ vòng đã yếu và ngăn nước tiểu rỉ ra.
Không chỉ riêng chị Tuyết, bác sĩ Tiến còn nhớ rõ trường hợp của chị Thủy, giáo viên dạy cấp 3, sinh năm 1959, ngụ tại Bình Dương.
Vì là giáo viên, mỗi lần lên lớp chị Thủy đều phải mặc áo dài.
Chị than thở với bác sĩ khổ nhất mỗi lần ho, hắt hơi là nước tiểu lại thoát ra không thể kiềm chế được làm áo dài bị ướt. Có những hôm chị chỉ ngồi giảng bài, không dám đứng lên vì sợ học sinh phát hiện mình ướt quần.
Chị Thủy âm thầm chịu đựng suốt 5 năm trời, không dám nói với ai, ngay cả với chồng và con gái.
Mãi tới cuối năm 2011, trong một lần cả nhà đang ngồi xem phim vui vẻ, chị Thủy ho và tiểu ra quần. Thấy mẹ chạy vội vào nhà vệ sinh thay quần mới, con gái chị phát hiện và khuyên đi khám bác sĩ.
Về nỗi khổ són tiểu, có lẽ chị Thu Vân, 54 tuổi, ngụ tại Thành phố Đà Nẵng thấm thía hơn cả.
Trong suốt 5 năm trời chị Vân luôn luôn phải đóng băng vệ sinh để thấm nước tiểu.
Sau khi thăm khám, bác sĩ Tiến nhận định: “54 tuổi vẫn chưa già, cô ấy vẫn có nhu cầu vui chơi, gặp gỡ mọi người... Són tiểu thật sự là một gánh nặng. Từ một người hoạt bát, thích giao tiếp, hòa đồng với mọi người, cô ấy trở nên mệt mỏi, chán chường và dễ cáu gắt với con cái. Hai vợ chồng cô ấy cũng suýt vì thế mà sứt mẻ”.
Khoảng 40 % phụ nữ són tiểu giấu bệnh
Tiểu không kiểm soát là tình trạng nước tiểu són ra khi có một áp lực đột ngột tác động lên các cơ vùng bụng như ho, hắt hơi, nâng vật nặng hay khi chơi thể thao, tiểu gấp hay khó nhịn tiểu. Són tiểu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ và có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục do luôn ở trong tình trạng ẩm ướt.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh són tiểu như: Ảnh hưởng của việc mang thai, sinh con hoặc suy giảm nội tiết tố của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh khiến vùng sàn chậu yếu đi; bệnh Parkinson hoặc liệt nửa người ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bàng quang…
Theo khảo sát, có khoảng 40% phụ nữ bị són tiểu nhưng phần lớn bệnh nhân do xấu hổ nên không dám nói với ai. Đây là một phản ứng rất tiêu cực, bởi bệnh són tiểu hoàn toàn có thể chữa được.
Tuy nhiên, để chữa són tiểu nhanh và hiệu quả, ngoài khám lâm sàng và siêu âm, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác bằng cách đo niệu động lực học. Đây là bước quan trọng để đánh giá chức năng của đường tiểu dưới, bao gồm áp lực bàng quang, cổ bàng quang và áp lực cơ vòng niệu đạo, cũng như khả năng và mức độ kiểm soát nước tiểu.
Thanh Huyền