Ngôi miếu lạ bên bờ sông
Nhiều năm nay, bên bờ sông Kim Ngưu thuộc khu vực đường Tam Trinh (phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tồn tại một ngôi miếu nhỏ. Dân từ khắp nơi về đây khấn vái, khói hương nghi ngút quanh năm. Đặc biệt, vào ngày rằm và mùng 1, lượng người đến dâng lễ càng đông.
Phía ngoài miếu, có tấm biển đề: Miếu Động Mai. Tuy nhiên, người dân xung quanh vẫn gọi đây là miếu ‘cô Mai Hoa’.
Ngôi miếu bên sông khiến nam thanh nữ tú Hà Nội tìm đến mỗi ngày. |
Một người phụ nữ quét dọn trước cửa miếu cho biết, hơn 20 năm trước, chồng bà là ông Bùi Duy Hiển đã ra đây lo hương khói, chăm sóc miếu. Hiện tại, hai vợ chồng bà và các thành viên trong gia đình thay nhau trông coi, quét dọn, cắm hoa, hướng dẫn khách vào lễ.
‘Nhân vật được thờ trong miếu là cô Mai Hoa - một người có thật chứ không phải trong truyền thuyết’, người phụ nữ khẳng định.
Người này cũng cho biết, không chỉ người Hà Nội, nhiều người từ TP.HCM, Nghệ An, Hà Tĩnh… cũng tìm đến đây cầu cúng.
Bí ẩn ngôi miếu
Tồn tại khá lâu, được nhiều người dân tín tâm, đến cầu nguyện nhưng gốc tích về ngôi miếu lại được truyền tai bởi nhiều câu chuyện khác nhau.
Chị T, một người dân sống gần ngôi miếu cho hay: ‘Tôi về đây sống hơn 9 năm, ngày rằm, mùng 1 cũng thường đến quét dọn, cắm hoa … ở miếu.
Tôi nghe kể lại, cô Mai Hoa là người làng Mai Động. Cô mất lúc mới ra đời và được chôn cất ở ven sông Kim Ngưu. Sau đó, người trong làng lập một ban thờ nhỏ ngay phía trên ngôi mộ, thỉnh thoảng thắp hương, an ủi vong linh’.
Trong khi đó, một số người lại cho rằng, cô Mai Hoa mất lúc 12 tuổi, do trượt chân xuống sông. Tuy nhiên, cô mất vào năm nào không ai rõ.
Ngôi miếu thu hút nhiều nam thanh nữ tú đến khấn lễ. |
Để tìm hiểu rõ hơn về ngôi miếu, phóng viên đã gặp gỡ ông Bùi Duy Hiển- người trực tiếp trông coi, chăm sóc ngôi miếu trong suốt những năm qua.
Ông Hiển cho hay, năm 1994, ông đến khu vực này thuê kiot, bán vật liệu. Ban thờ đã có sẵn. Hàng ngày, những người kinh doanh ở xung quanh vẫn đến cắm hoa, thắp hương.
Ban thờ nằm ngay cạnh kho vật liệu của gia đình nên ông thường quét dọn, thu gom hương hoa và chăm sóc cho nơi thờ.
Sau năm 2000, nhiều dự án nhà cao tầng được hình thành ở khu vực lân cận. Các chủ thầu xây dựng thấy nơi thờ có nhiều người đến thắp hương, khấn vái nên đã dựng khung sắt, lợp mái tôn nhằm mục đích tránh mưa nắng cho bát hương và những người đến lễ.
Dần dần, nơi thờ được nhiều người biết đến và gọi tên là miếu Động Mai (hay còn gọi là miếu cô Mai Hoa).
Tháng 11/2018, vào lúc 4h sáng, ngôi miếu bị bốc cháy dữ dội khiến nhiều câu chuyện được đồn thổi. Tuy nhiên, theo ông Hiển, nguyên nhân là do những người đi chợ sớm vào thắp hương, gặp ngày gió to nên tàn hương rơi xuống, ngọn lửa bùng lên, thiêu rụi ngôi miếu, chỉ còn trơ lại khung sắt.
Ông Hiển cũng cho biết, hàng ngày, ngôi miếu đón rất nhiều lượt khách đến khấn lễ. Nhưng chủ yếu là các nam thanh nữ tú.
Bà Nguyễn Thị Thúy Hà, cán bộ văn hóa xã hội phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng cũng xác nhận những lời ông Hiển nói.
Trao đổi với PV, bà Hà cho biết, phía UBND phường vẫn thường xuyên có những đợt kiểm tra, nhắc nhở người trông coi miếu và người dân đến lễ, tránh việc thắp hương đốt vàng mã quá nhiều gây cháy nổ; nghiêm cấm việc tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan; gây mất an ninh trật tự; làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.
Chuyện lạ trong ngôi miếu lưu giữ 30 bộ hài cốt ở Sài Gòn
Một buổi sáng nọ, những người trong miếu phát hiện anh treo cổ trên cánh cây phía sau miếu. Thi thể anh được đưa xuống và an táng cạnh đó.
Linh Huy