Thứ 4 vừa qua cơ quan Lầu năm góc của Mỹ đã cấm các hãng điện thoại Trung Quốc như Huawei và ZTE tại căn các căn cứ quân sự của Mỹ, vì phía Bộ Quốc Phòng cho rằng các hãng này có thể gây ra mối đe dọa về an ninh như ảnh hưởng đến "nhân sự, thông tin và nhiệm vụ".
Lệnh cấm dựa trên mối tiềm ẩn nguy hiểm mà Lầu Năm Góc cho rằng các điện thoại đến từ 2 công ty có trụ sở đặt tại Trung Quốc này, có thể sẽ bị hack và sử dụng để theo dõi người dùng Mỹ nhằm có lợi cho Chính phủ Trung Quốc. Phát ngôn viên Major Dave Eastburn của Lầu Năm Góc cho biết:
"Các thiết bị Huawei và ZTE có thể gây ra những rủi ro nằm ngoài kiểm soát cho nhân viên, thông tin và các nhiệm vụ của Bộ. Theo những thông tin này, nên ngừng trao đổi với Sở giao dịch về việc tiếp tục bán thiết bị cho các nhân viên". Trên thực tế các nhân viên quan sự Mỹ vẫn được phép mua điện thoại Huawei và ZTE để sử dụng cho mục đích cá nhân tại những nơi không bị kiểm soát, mặc dù Lầu Năm Góc đã nhiều lần đưa ra lời khuyên rộng rãi về việc không nên mua điện thoại của 2 thương hiệu này.
Vào tháng 2 vừa qua, khi điện thoại Huawei Mate SE vừa ra mắt với giá hấp dẫn chỉ 229 USD, sở hữu màn hình 5,93 inch với hệ điều hành Android và pin cỡ lớn. Các cơ quan an ninh CIA, FBI, NSA và giám đốc tình báo quốc gia cũng đã khuyến cáo ngừng mua điện thoại được sản xuất bởi 2 công ty của Trung Quốc là Huawei và ZTE vì có thể bị ăn cắp thông tin mật. Giám đốc Chris Wray của FBI cho biết trong buổi điều trần của Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ:
"Chúng tôi quan tâm sâu sắc đến việc các thiết bị thông minh đến từ bất cứ công ty nước ngoài nào thâm nhập vào thị trường nước tôi, đang gián tiếp tiếp cận và thậm chí là "kiểm soát" hệ thống viễn thông Mỹ. Các động thái này cung cấp khả năng sửa đổi hoặc ăn cắp thông tin một cách độc hại từ nước ngoài, cũng như tiến hành gián điệp để ngăn không bị phát hiện". Ý kiến này được đưa ra sau khi nhà mạng AT&T âm thầm ngưng bán dòng smartphone mới nhất của hãng Huawei là Mate 10 tại Mỹ.
Măc dù phía Huawei cũng đã phủ nhận hành động làm bất cứ điều gì độc hại đến mạng viễn thông Mỹ:
"Huawei nhận thức rõ vấn đề nhưng hành động cấm vận của Mỹ là nhằm mục đích ức chế việc kinh doanh của công ty tại thị trường nước này. Chúng tôi đã được chính phủ và các khách hàng tại 170 quốc gia trên thế giới tin cậy, cũng như không gây bất cứ rủi ro nào về an ninh mạng, an toàn hơn bất cứ nhà cung cấp ICT nào. Và cũng chưa nghe bất cứ phản hồi xấu khi chúng tôi thực hiện chuỗi cung ứng trong khu vực nào".
Tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục "từ chối đặc quyền xuất khẩu" đối với ZTE, điều này cấm một số công ty Mỹ bán sản phẩm và dịch vụ cho công ty có trụ sở tại Trung Quốc. Còn Huawei hiện cũng đang bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra về việc liệu Công có dang vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran hay không.
Cả Huawei và ZTE đều không trả lời yêu cầu bình luận.
Huawei và ZTE đã và đang bị ảnh hưởng như thế nào từ lệnh cấm của Mỹ?
Cụ thể vào cuối tháng 4 vừa qua, Chính phủ đã cấm các công ty Mỹ bán phần mềm và phần cứng của mình cho ZTE trong suốt 7 năm liền, đó là sau khi nhà sản xuất này bị buộc tội không trừng phạt nhân viên bán hàng của mình đã bán hàng bất hợp pháp cho Iran.
Lệnh cấm bao gồm ZTE không thể sử dụng cCPU Snapdragon từ nhà sản xuất chip Qualcomm của Mỹ, đồng thời cũng không được sử dụng hệ điều hành Android của Google. Điều đó có nghĩa là những ứng dụng như Gmail, Google Maps hay cửa hàng ứng dụng Google Play cũng sẽ không có mặt trên các điện thoại của ZTE.
Một câu hỏi lớn đặt ra là nếu như Chính phủ Mỹ có lệnh cấm tương tự đối với Huawei thì sẽ có một tác động rất lớn bởi hãng điện thoại này chủ yếu sử dụng rất nhiều phần mềm từ các công ty Mỹ. Cụ thể như Huawei khi ở bên ngoài Trung Quốc cũng chạy phiên bản Android, cũng như các ứng dụng khác của Google vì trên thực tế dòng điện thoại này không có cửa hàng ứng dụng riêng.
Không những thế công ty cũng đã hợp tác với Microsoft để đưa các phiên bản tùy biến của các ứng dụng như Linkedin và Microsoft Translator vào thiết bị Mate 10 của Huawei, đồng thời cung cấp các ứng dụng của Microsoft trên dịch vụ đám mây của mình.
Không giống như ZTE, Huawei đã không có nhiều thành công khi cố bán điện thoại thông minh tại Mỹ. Trong khi ZTE là hiện là thương hiệu điện thoại thông minh lớn thứ 4 trong nước thì Huawei vẫn chưa đảm bảo được đối tác vận chuyển trung gian (ví dụ như các nhà mạng) tại Mỹ - Quốc gia có 90% doanh số bán điện thoại thông qua các nhà cung cấp dịch vụ.
Một trong những khó khăn của Huawei không chỉ là không có nhiều người tiêu dùng, mà còn cả các nhà cung cấp dịch vụ di động và Internet ở khu vực nông thôn của Mỹ. Những nhà cung cấp nhỏ lẻ này cho biết trước đây họ dựa vào các dịch vụ giá rẻ của Huawei để mang sự kết nối tới những miền xa xôi. Bất kể những cuộc thăm dò và lệnh cấp những nhà cung cấp dịch vụ vẫn thường nhận được tài trợ của Chính phủ, thế nhưng đối với những biện pháp cứng rắn như hiện nay thì các nhà sản xuất di động sẽ phải tìm kiếm các nhà cung cấp mới.
Điều đó có nghĩa là dù cả ZTE và Huawei đều bị cấm nhưng mức độ tổn hại đối với Huawei là nặng hơn rất nhiều. Nhất là vào đầu năm nay, 2 thượng nghị sĩ Mỹ đã đề xuất lệnh cấm Chính phủ mua các thiết bị viễn thông từ Huawei và ZTE, vì những cáo buộc Trung Quốc có thể đang theo dõi người Mỹ thông qua các sản phẩm này. Phía Huawei và ZTE đều phủ nhận những tuyên bố đó.