- Mẹ em bị chó cắn gây thương tích nặng. Hiện giờ đang điều trị tại Bệnh viện, chi phí lên đến trên 100 triệu đồng. Nhà nuôi con chó đó đã bán nó và không chịu bồi thường. Em phải làm sao?
TIN BÀI KHÁC
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường:
Điều 625 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“Điều 625. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;
4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
Như vậy, trường hợp trên, người chủ súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác, nếu có người thứ 3 khác có lỗi trong việc để súc vật gây thương tích cho người khác thì người thứ 3 đó phải chịu trách nhiệm.
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Theo Khoản 1 Điều 609 BLDS 2005 về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm:
“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.”
Theo đó, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP có hướng dẫn cụ thể thực hiện điều 609 BLDS như sau: Phần I: Về những quy định chung. 4. Chi phí hợp lý
Các khoản chi phí hợp lý quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 609, các điểm b và c khoản 1 Điều 610 và điểm a khoản 1 Điều 611 BLDS là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.
Mục 2.1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
Theo đó, trong trường hợp của bạn, con chó nhà hàng xóm gây thiệt hại cho chị của bạn. Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Bạn có thể tham khảo quy định trên. Các chi phí này phải có giấy tờ, hóa đơn, chứng từ và cơ sở thực tế để chứng minh.
Trong trường hợp không thể thương lượng được, bạn có thể nhờ đến cấp hòa giải cơ sở theo Luật Hòa giải cơ sở hoặc yêu cầu tòa án giải quyết.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
Bạn đọc muốn gửi các
câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ
banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi
tiện liên hệ)