- Thời gian trước, một năm may ra ông cụ lên chơi được một lần,
chưa nóng chỗ đã đòi về quê ngay vì không chịu được cảnh phố phường chật chội.
Bây giờ, cứ ngoắc cái cụ lại nhắn: “Mai bố lên nhé...”.
Đó là câu chuyện thật của M, một tấm gương “thoát ly” vùng quê nghèo khổ để lên
thành phố lập thân.
Hơn chục năm đèn sách, bằng những nỗ lực cá nhân, M rốt cuộc cũng xây dựng
được một cuộc sống khá giả ở thành phố. Bố mẹ ở quê lam lũ nuôi con ăn học thành
người nên chẳng bao giờ M nghĩ đến chuyện sẽ có một ngày ông cụ nhà mình “thèm
phở”.
Một lần, trong một buổi liên hoan nhậu nhẹt có bố ở quê lên thăm, sau khi tan
tiệc, sẵn hơi men ngà ngà, đám bạn của M “lôi kéo” ông cụ đi giải ngố. Tất
nhiên, câu chuyện này mãi về sau đám bạn mới nói cho M biết.
Cái lần đầu “ngại ngùng” ấy cũng qua, ông cụ bỗng dưng “nghiện phở”. Tháng đôi
ba lần, ông cụ lại xách túi lấy lý do lên thành phố thăm con.
Minh họa: XL |
Ở chơi được ngày hôm trước, ngày hôm sau cụ đã “gợi ý”: “Sao thằng bạn lần trước của mày không sang chơi nhỉ?”.
Nắm được “ý tứ” của bố, M gọi điện thoại cho người bạn mà lần trước đã đưa ông cụ đi “mát-xa, tẩm quất”. Và, lần này M. đã phảí xác nhận, “ông cụ” đòi đi “ăn phở” là thật.
Đôi ba lần thành lệ, dù chẳng nói ra miệng vì ai cũng ý tứ sợ ông cụ mếch lòng, thằng bạn đưa ông cụ đi “hót –tel” có lần hỏi: “Bố vào đó có làm ăn gì được không?”, ông cụ chỉ cười cười: “Nó đấm lưng, tẩm quất cho nó giãn gân cốt, nhưng mà quả dễ chịu thật...”.
Bây giờ, mỗi lần thấy chuông bấm cửa reng reng từ sáng sớm, mắt nhắm mắt mở ra mở cửa đã thấy ông cụ xuất hiện, khi thì cân gạo nếp, khi thì nải chuối, dù ông cụ có nói vuốt: “Mang lên cho con cún nó ăn...”, M đã phải biết ý ngậm ngùi gọi bạn đến đưa ông đi “ăn phở”.
Cũng giống trường hợp của M, ông cụ nhà K sang tuổi thất thập bỗng dưng... hồi xuân. Quê K có một khu dịch vụ “mát mẻ” nổi tiếng khắp cả nước, khách thập phương tìm về “đổi gió” rất nhiều. Các em ăn mặc mát mẻ, đạp xe vòng vòng tìm khách rờm rợp như bươm bướm.
Tất nhiên, đối với họ, “thượng đế” không kể tuổi tác. Sự dễ dãi và chiều chuộng của các em chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu đã... mê hoặc ông cụ thân sinh ra K.
Ban đầu, khoản lương hưu nhỏ bé của cụ ông còn đưa cho cụ bà một phần nhỏ để quà bánh, sau dần hết lệ đó. Đến lượt mỗi tháng, cụ lại “réo” điện thoại bảo K gửi tiền về chu cấp.
Chuyện cụ “trốn con cháu” đi giải ngố không giữ được lâu. Người làng hay chuyện bắt đầu đồn thổi. Đến khi, có một thanh niên trong làng đi “bắt quả tang” cụ đang “giải ngố”, ông cụ mới không thể không nhận.
Không khí gia đình căng thẳng. Cụ bà rầu rĩ không nói gì, chỉ chứa chan nước
mắt. Đám con cái cũng chỉ ý tứ nhắc nhở cụ, để cháu chắt không biết lại khiến cụ
thêm suy nghĩ.
Nhưng rồi, được dăm bữa nửa tháng, ông cụ “quen đường” vẫn “xé rào” đi vụng
trộm. Rầu rĩ nghĩ nát hết các đường, K đành chấp nhận bảo cụ, nếu cụ không thể
không đừng thì nên “di chuyển” sang địa điểm khác, chứ không nên “vụng trộm” ở
quê, hàng xóm biết chuyện họ chỉ cười vào gia đình...
Và, “lối thoát” duy nhất, đấy là K đành phải “rước” cụ lên thành phố, “nhắm mắt”
coi như không biết chuyện để cụ được “dối già”.
“Xót lắm, nghĩ đến cái chuyện “đồng phạm” với ông cụ, tôi lại đâm chán nản.
Nhưng, cứ cấm cản thì ông cụ lại chửi mình “bất hiếu, cấm đoán, tiếc bố ít
tiền”, rồi cụ ôn nghèo kể khổ thời gian cụ “nhịn” để lao lực nuôi con cái ăn học
thành người... Thôi thì đành “nhắm mắt đưa chân” cho xong chuyện...” – K. than
thở.
Phi Phi