Chưa có kinh nghiệm, không tìm hiểu kỹ thị trường…không ít bạn trẻ đã phải nhận trái đắng ngay trước thềm năm mới.
Chuối chẵn, rửa sạch
Càng cận kề ngày tết, nhiều bạn trẻ càng háo hức với những kế hoạch kinh doanh cuối năm. Người buôn, kẻ bán tập lập với những dự định làm thêm. Nhưng cũng có những câu chuyện “đi buôn” kiểu sinh viên cười ra nước mắt.
Thêm một cái tết nữa đang về. Cứ mỗi lần tết đến, nhóm bạn của Hiệp (HV Báo chí và Tuyên Truyền) lại nhớ về chuyến đi buôn chuối trong năm đầu tiên ngồi trên ghế giảng đường.
Hiệp kể: “Thấy chuối rồi bưởi ở quê mình có nhiều giá rẻ mà trên Hà Nội giá cứ tăng lên từng ngày nên nhóm mình quyết định buôn chuối từ quê lên bán. Lấy được những nải chuối to đẹp lắm chúng mình hì hục cả đêm đem vặt hết núm rồi sửa sạch sẽ. Đến lúc người mua hỏi: “Sao lại toàn chuối chẵn thế các cháu mà rửa sạch mất núm thế này thì ai mua để thờ nữa” tất cả chúng mình mới ngã ngửa”.
Ngừng giọng Hiệp cười: “Đúng là không tìm hiểu thị trường nên chúng mình đã phải nhận trái đắng ngay trước thềm năm mới. Lần ấy chúng mình bị “âm” mất hơn 3 triệu. Nhưng vào dịp tết không ai dám nhắc lại sợ xui cả năm”.
Còn nhóm của Minh Hằng (CĐ Kinh tế Hà Nội) cũng nhận được một bài học nhớ đời từ vụ đi buôn tết năm ngoái. Cả nhóm quyết định chọn khánh, chuông vàng, túi lì xì để kinh doanh.
Hằng bảo: “Cũng tính trước chọn cái gì có thể để được cho chắc ăn. Cả bọn góp tiền nhập vào khá nhiều vì nghĩ mấy đồ này không bán được năm nay sang năm vẫn có thể bán tiếp. Cả nhóm ở lại bán đến tận 29 tết mới lóc cóc về quê mà vẫn thừa gần nửa vì nhập quá nhiều. Mà để đến nửa năm thì cả đống hàng bắt đầu có dấu hiệu bong lớp vàng bên ngoài. Bây giờ cả nhóm chỉ biết an ủi nhau: Một lần ngã, ngàn lần kinh nghiệm”.
Tự lo tết
Thời gian nghỉ tết sớm của sinh viên cũng là thời gian quý giá để các bạn làm thêm kiếm tiền về ăn tết.
Dọc trên các vỉa hè, trong các nhà hàng đâu đâu cũng thấy bóng sinh viên. Đang làm nhân viên bán cây cảnh trên đường Hoàng Quốc Việt, Thùy Dung (ĐH Hòa Bình) chia sẻ: “Mình được người quen giới thiệu vào đây làm việc mấy ngày tết. Lịch làm việc phải đến hết ngày 28 nhưng vào dịp tết được chủ trả công khá nên mình ở lại làm thêm kiếm ít tiền về quê ăn tết”.
Không ở lại Hà Nội làm thêm, Thu Hằng (CĐ Sư phạm TW) lại quyết định về quê buôn hoa. Nói về kế hoạch của mình Hằng hồ hởi: “Mình ở làng hoa Phù Vân (Hà Nam) nên năm nào cũng vậy được nghỉ tết là mình về nhà ngay đi đổ hoa cho các mấy huyện lân cận. Năng chạy mấy ngày cuối năm cũng có thể tự lo cho mình một cái tết”.
Với nhiều công việc làm thêm trong dịp tết Nguyên Đán nhiều bạn trẻ đã tìm kiếm cơ hội và tự lo tết cho mình. “Ngày về quê có thể bị hoãn đến cận ngày 27 – 28 nhưng cũng là giúp đỡ bố mẹ, cả năm bố mẹ đã lo cho mình rồi giờ cũng phải tự mình lo tết thôi” – Thùy Dung tâm sự.
Hồng Khanh
“Mếu dở khóc dở” vì đạo chích hoành hành bến xe dịp Tết
Sinh viên rộn ràng sắm Tết
Sinh viên về quê kiếm bạc triệu dịp Tết
Sinh viên rộn ràng sắm Tết
Sinh viên về quê kiếm bạc triệu dịp Tết
Chuối chẵn, rửa sạch
Càng cận kề ngày tết, nhiều bạn trẻ càng háo hức với những kế hoạch kinh doanh cuối năm. Người buôn, kẻ bán tập lập với những dự định làm thêm. Nhưng cũng có những câu chuyện “đi buôn” kiểu sinh viên cười ra nước mắt.
Thêm một cái tết nữa đang về. Cứ mỗi lần tết đến, nhóm bạn của Hiệp (HV Báo chí và Tuyên Truyền) lại nhớ về chuyến đi buôn chuối trong năm đầu tiên ngồi trên ghế giảng đường.
Hiệp kể: “Thấy chuối rồi bưởi ở quê mình có nhiều giá rẻ mà trên Hà Nội giá cứ tăng lên từng ngày nên nhóm mình quyết định buôn chuối từ quê lên bán. Lấy được những nải chuối to đẹp lắm chúng mình hì hục cả đêm đem vặt hết núm rồi sửa sạch sẽ. Đến lúc người mua hỏi: “Sao lại toàn chuối chẵn thế các cháu mà rửa sạch mất núm thế này thì ai mua để thờ nữa” tất cả chúng mình mới ngã ngửa”.
Ngừng giọng Hiệp cười: “Đúng là không tìm hiểu thị trường nên chúng mình đã phải nhận trái đắng ngay trước thềm năm mới. Lần ấy chúng mình bị “âm” mất hơn 3 triệu. Nhưng vào dịp tết không ai dám nhắc lại sợ xui cả năm”.
Còn nhóm của Minh Hằng (CĐ Kinh tế Hà Nội) cũng nhận được một bài học nhớ đời từ vụ đi buôn tết năm ngoái. Cả nhóm quyết định chọn khánh, chuông vàng, túi lì xì để kinh doanh.
Hằng bảo: “Cũng tính trước chọn cái gì có thể để được cho chắc ăn. Cả bọn góp tiền nhập vào khá nhiều vì nghĩ mấy đồ này không bán được năm nay sang năm vẫn có thể bán tiếp. Cả nhóm ở lại bán đến tận 29 tết mới lóc cóc về quê mà vẫn thừa gần nửa vì nhập quá nhiều. Mà để đến nửa năm thì cả đống hàng bắt đầu có dấu hiệu bong lớp vàng bên ngoài. Bây giờ cả nhóm chỉ biết an ủi nhau: Một lần ngã, ngàn lần kinh nghiệm”.
Càng cận kề ngày tết, nhiều bạn trẻ càng háo hức với những kế hoạch kinh doanh cuối năm. |
Thời gian nghỉ tết sớm của sinh viên cũng là thời gian quý giá để các bạn làm thêm kiếm tiền về ăn tết.
Dọc trên các vỉa hè, trong các nhà hàng đâu đâu cũng thấy bóng sinh viên. Đang làm nhân viên bán cây cảnh trên đường Hoàng Quốc Việt, Thùy Dung (ĐH Hòa Bình) chia sẻ: “Mình được người quen giới thiệu vào đây làm việc mấy ngày tết. Lịch làm việc phải đến hết ngày 28 nhưng vào dịp tết được chủ trả công khá nên mình ở lại làm thêm kiếm ít tiền về quê ăn tết”.
Không ở lại Hà Nội làm thêm, Thu Hằng (CĐ Sư phạm TW) lại quyết định về quê buôn hoa. Nói về kế hoạch của mình Hằng hồ hởi: “Mình ở làng hoa Phù Vân (Hà Nam) nên năm nào cũng vậy được nghỉ tết là mình về nhà ngay đi đổ hoa cho các mấy huyện lân cận. Năng chạy mấy ngày cuối năm cũng có thể tự lo cho mình một cái tết”.
Với nhiều công việc làm thêm trong dịp tết Nguyên Đán nhiều bạn trẻ đã tìm kiếm cơ hội và tự lo tết cho mình. “Ngày về quê có thể bị hoãn đến cận ngày 27 – 28 nhưng cũng là giúp đỡ bố mẹ, cả năm bố mẹ đã lo cho mình rồi giờ cũng phải tự mình lo tết thôi” – Thùy Dung tâm sự.
Hồng Khanh