“Cầm trên tay những đồng tiền kiếm được từ hợp đồng đẻ thuê, tôi cảm thấy mình thật tàn nhẫn vì đã không giữ nổi con. Rất nhiều lần, tôi muốn trả lại tiền để giành lại đứa con mình mang nặng đẻ đau nhưng không làm được…”, chị Nguyễn Ngọc M - một phụ nữ từng mang thân phận đẻ thuê tâm sự.
Cũng vì quá nghèo
Lấy chồng và sinh được hai người con trai khoẻ mạnh, song 2 năm trước chồng chị Nguyễn Thị N lại bị tai nạn và mất. Từ đó, mọi gánh nặng về kinh tế, tinh thần đổ lên vai chị - một người phụ nữ làm nghề buôn bán vặt.
Những đồng tiền từ buôn bán vặt vãnh công với số tiền ăn học rồi những lúc đau ốm của các con cứ dội lên đầu chị khiến chị không biết bám víu vào đâu.
Thế rồi, trong một lần nghe tin có một gia đình giàu có ở quận Tây Hồ, Hà Nội đang có nhu cầu thuê người mang thai do gia đình anh chị này đã nhiều lần thụ tinh ống nghiệm nhưng không thành, chị đã liên lạc và nhận được thỏa thuận.
Để có thể mang thai hộ, chị N được gia đình họ đưa đến trung tâm có uy tín để cấy bào thai với giá thoả thuận là 75 triệu đồng. Quá trình đó diễn ra nghiêm ngặt và có sự giám sát chặt chẽ của gia đinh để đảm bảo không có sự liên hệ ra bên ngoài.
Khi chị N mang bầu, mỗi tháng họ cung cấp tiền ăn, tiền nhà, thỉnh thoảng đưa chị N đi khám thai để bảo đảm sức khoẻ của đứa con trong bụng đến khi được chào đời.
Cũng đồng cảnh ngộ với chị N, chị Trần Minh T (30 tuổi) ở Thanh Hoá cũng phải nhắm mắt chấp nhận đời đi mang thai hộ để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Chị T cho biết, gia đình chị rất nghèo, ông chồng lại hay cờ bạc, rượu chè. Tiền chị và 2 đứa con lớn đi làm thuê được bao nhiêu, chồng cướp sạch sành sanh rồi bỏ đi theo một cô cave khác . Từ đó cuộc sống của mấy mẹ con ngày càng lao đao, vất vả.
Phải bỏ quê lên Hà Nội kiếm sống, chị T gặp một phụ nữ đang đi chữa hiếm muộn đã nhiều năm. Thấy chị T nhân hậu, hoàn cảnh khó khăn nên người này đã đề nghị chị mang thai hộ cho họ với giá 250 triệu đồng.
Với một phụ nữ nghèo như chị T thì số tiền đó quá lớn, vì vậy chị nhận lời ngay mà không hề do dự. Họ đưa trước cho chị 30 triệu đồng. Chị đem tiền cho mẹ ruột và nhờ trông hộ 2 đứa con để "đi làm ăn xa". Sau khi dàn xếp xong xuôi với gia đình, chị T được họ cho ăn ở một căn phòng cách xa khu trung tâm, có tiện nghi đầy đủ. Hàng tháng chị T phải đi khám thai đều đặn và báo cáo tình hình cho họ. Đến khi sinh, chị T phải ký kết trao lại đứa con cho họ và không có bất cứ ràng buộc gì.
“Chửa hộ, đẻ mướn” rủi ro không lường trước
Mọi người đều nhìn những người phụ nữ đi đẻ thuê với ánh mắt ác cảm. Họ bị xã hội chê trách, bị gắn mác là bán rẻ nhân phẩm, sẵn sàng vì tiền mà bán cả đứa con đã mang nặng đẻ đau của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được rằng sau khi trao con cho những người xa lại, không ít trong số họ đã phải sống trong cảnh nhục nhã và ân hận.
Chị Nguyễn Ngọc M ở Thái Bình có thể gọi là một người phụ nữ chuyên đẻ thuê và được nhiều chị em trong diễn đàn “mang thai hộ” gọi chị với cái tên “M chuyên nghiệp”. Sở dĩ vậy bởi chị M đã có thâm niên mang thai hộ 3 lần và tất cả đều thành công.
Chính sự xuôi chèo mát mái ấy, cộng với gia cảnh nghèo túng cùng việc nuôi đứa con đang bị dị tật do tai nạn, chị M không ngần ngại ký thêm bản hợp đồng tiếp theo với một đối tác khác.
Thế nhưng, ở lần ký kết hợp đồng này, chị không chỉ mang thai hộ đơn thuần mà trực tiếp “quan hệ” với chồng đối tác để sinh con trai nối dõi cho dòng họ. Nhưng không may, khi chị đang chuẩn bị lâm bồn thì chồng chị gặp tai nạn và mất.
Lúc này, bản năng làm mẹ đã khiến chị muốn giữ đứa trẻ vì đứa con trước của chị đã bị liệt giường, bây giờ chồng lại mất. Song tất cả đã muộn, đứa bé vẫn thuộc về họ đúng như bản hợp đồng đã kí. Xong xuôi, họ bế con đi còn chị M với một nỗi đau có thật, một bi kịch mang tên “chửa hộ, đẻ mướn” sẽ ám ảnh suốt cuộc đời.
“Cầm trên tay những đồng tiền kiếm được từ hợp đồng đẻ thuê, tôi cảm thấy mình thật tàn nhẫn vì đã không giữ nổi con. Rất nhiều lần tôi muốn trả lại tiền để giành lại đứa con mình mang nặng đẻ đau nhưng không làm được…”, chị M tâm sự.
Ảnh minh họa |
Quay lại với trường hơp của chị Nguyên Thị N, sau khi chị mang thai được đến tháng thứ 4 chị gọi điện thông báo cho vợ chồng nhà chủ thuê. Thế nhưng chị gọi mãi mà điện thoại cứ thông báo “thuê bao không liên lạc được”. Lúc này chị mới tá hoả vì không biết họ ở đâu mà tìm vì tiền thì gần hết mà cái thai thì ngày một to ra.
Xấu hổ, tủi hờn, chị đi tìm khắp nơi và sau đó biết thông tin vợ chồng họ đã ly dị vì ông chồng cặp bồ và có con riêng nên chị vợ cũng mặc kệ. Lúc này bỏ thì thương, vương thì tội, chị đành vác bụng bầu về quê và thú nhận mọi việc với bố mẹ và xin tha thứ.
Trắng tay, mang tiếng chửa hoang, cộng thêm 2 đứa con nheo nhóc, chị đã sống những ngày tiếp theo như bi kịch lớn nhất của cuộc đời.
Minh Anh - Hạnh Thúy(còn tiếp)
"Cuộc sống quá khổ, tôi nói dối chồng sang nhà đứa cháu bên Đài Loan tìm việc, nhưng thực ra là đi Thái Lan đẻ thuê nếu trót lọt sẽ được hơn 100 triệu. Chờ hơn 1 tháng mà chưa mang bầu thì bị cảnh sát phát hiện", cô gái tên Trân ở huyện Tân Hiệp, (Kiên Giang) trở về từ đường dây đẻ thuê tâm sự. Trước đây, tại quê nhà Trân có 2 con trên 10 tuổi, gia đình quanh năm làm thuê làm mướn vì không có đất sản xuất. Bảy năm trước chồng chị lên Hà Tiên thuê đất làm ruộng trong vùng nước mặn, phèn chua. Đến khi lúa trổ đòng thì gặp tai ương nên chồng Trân quay về quê với món nợ hơn 100 triệu đồng. Thương 2 con nhỏ dại phải chịu cảnh rau cháo qua ngày, Trân lên TP.HCM giúp việc nhà rồi có người nói sang Thái Lan đẻ thuê trót lọt sẽ được hơn 100 triệu nên quyết định bay sang xứ người mà không hề do dự.
Trở về quê với 2 bàn tay trắng, chồng Trân cứ tưởng cuộc sống nghèo khó khiến vợ tìm vui duyên mới. Sau đó anh nhận ra sự việc sau lời thú thật của Trân là muốn kiếm tiền trả nợ cho chồng nên chị đã liều sang Thái Lan đẻ thuê. Rất giận vợ, nhưng nghĩ lại chồng Trân thương chị nhiều hơn. Người đàn ông gần 40 tuổi khuyên vợ bỏ chuyện không vui, cố gắng chí thú làm ăn bằng nghề ấp vịt giống để tích cóp trả nợ, nuôi 2 con ăn học. Tại một tỉnh ở Bạc Liêu, cô gái Thạch Thị Phượng liên tục ghé các công ty, xí nghiệp để xin việc nhưng nơi nào cũng từ chối vì trình độ chỉ lớp 2, không có tay nghề. Hỏi ra mới biết, cô gái 22 tuổi này từng là một trong hơn chục người được nhà chức trách giải cứu ra khỏi đường dây đẻ thuê ở Thái Lan hơn 3 năm trước. Sau khi giao trả đứa con từ hợp đồng mang thai hộ cho cơ quan chức năng để giúp cháu được đoàn tụ gia đình tại Đài Loan, Phượng quay về miền Tây vài tháng rồi được bạn bè giới thiệu sang Nga làm thuê. Những ngày tháng ở Nga công việc chính của cô là mang quần áo ra chợ cho ông bà chủ, phụ bán hàng, đóng gói khi có yêu cầu. Hai tháng trước, căn nhà trọ của cha mẹ Phượng đón cô với thanh niên 24 tuổi người Nga. Sau khi cả hai làm giấy đăng ký kết hôn, Phượng theo chồng về Nga nhưng bị nhà chức trách giữ lại 3 ngày rồi trục xuất về Việt Nam vì hết hạn thị thực.
"Chồng tôi nói đang học đại học nhưng mấy hôm nay điện hỏi mới biết anh ấy đã nghỉ đi làm thuê kiếm tiền. Cha làm bảo vệ lương trên 3 triệu đồng chỉ đủ đóng tiền nhà, lo cho em gái tôi học lớp 6 và nuôi đứa cháu. Mẹ bị bệnh tim cần tiền chữa trị nhưng tôi xin việc khắp nơi mà không ai nhận", Phượng chia sẻ và cho biết cưới nhau trên 3 năm trở lên chính quyền sở tại mới cho phép chồng bảo lãnh sang Nga, nhưng cơ hội rất mong manh. Không riêng gì Phượng mà tỉnh Bạc Liêu còn có 7 cô gái từng sang Thái Lan đẻ thuê với mong muốn kiếm được 5.000 USD sau mỗi lần vượt cạn để trang trải cuộc sống. Trong đó 3 người cùng ở huyện Giá Rai, 3 người huyện Đông Hải và 1 ở thị trấn Hộ Phòng (Giá Rai). Theo Zing
|