Sau các vụ nổ bom khủng bố ở sân bay và ga tàu điện ngầm Brussels, toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động trong nước Bỉ đã được phong tỏa và bảo vệ cẩn mật.

Dấu hiệu về nguy cơ khủng bố

Những kẻ gây ra loạt vụ đánh bom khủng bố ở Brussels, Bỉ, đã lên kế hoạch tấn công cả các nhà máy điện hạt nhân ở nước này.

{keywords}
Vị trí các nhà máy điện hạt nhân ở nước Bỉ. Ảnh: IAEA

Đây là tin tức do tờ Dernier Heure đưa ra hôm 24/3, dựa vào một số thông tin họ có được từ cơ quan điều tra. Theo đó, hai nghi phạm đánh bom liều chết sân bay Brussels là Khalid và Ibrahim El Bakraoui từng lên kế hoạch tấn công một số nhà máy điện hạt nhân tại Bỉ. Và vụ bắt giữ nghi phạm khủng bố Paris Salah Abdeslam xảy ra khiến chúng đã ra tay hành động sớm.

Cũng theo báo đó, trong một cuộc đột kích vào căn hộ thuộc về Mohammed Bakkali người ta đã thu giữ được cuốn phim ghi hình dài hàng chục giờ do hai anh em El Bakraoui bí mật lắp đặt máy ghi trước cửa nhà Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Hạt nhân của Bỉ nhằm ghi lại hoạt động di chuyển của vị giám đốc này.

Các chứng cứ do nhà chức trách thu được cũng cho thấy nhóm khủng bố này cũng đứng sau các vụ tấn công Paris hồi tháng 11 năm ngoái làm hơn 130 người thiệt mạng. Và khi gây ra các vụ đánh bom Brussels mới đây, chúng đã khiến 31 người chết và hơn 270 người bị thương.

Sau khi phân tích các đoạn video thu được, cơ quan điều tra kết luận rằng những tên khủng bố muốn đạt mục tiêu “phá hoại an ninh quốc gia Bỉ ở mức độ chưa từng chứng kiến trước đó”, trong đó các nhà máy điện hạt nhân ở Bỉ là một trong những mục tiêu quan trọng.

Các địa điểm hạt nhân quan trọng nhất

Trên đất nước Bỉ, diện tích không lớn và dân không đông nhưng từ lâu đã mọc lên ba cụm lò phản ứng hat hạt nhân khá lớn.

Cụm thứ nhất có tên gọi là cụm BR (Belgian Reactor tức “Lò Bỉ”). Gồm lò BR1 bắt đầu vận hành từ năm 1956; dùng để sản xuất đồng vị phóng xạ và nghiên cứu, lò này vẫn làm việc cho đến bây giờ. Lò BR2 bắt đầu vận hành từ năm 1961 và nay vẫn là một trong những lò nghiên cứu lớn nhất thế giới, vừa được dùng để thử nhiên liệu và vật liệu cho các lò khác nhau đồng thời dùng sản xuất đồng vị hạt nhân. Lò còn lại, lò BR3 là lò nước áp suất, đi vào hoạt động cũng từ rất sớm vào năm 1962; sớm nhất thế giới chỉ sau nước Mỹ và đã ngưng hoạt động hoàn toàn vào năm 2011.

{keywords}
Toàn cảnh Nhà máy điện hạt nhân Tihange ở nước Bỉ. Ảnh: oxand

Hai cụm lò còn lại gồm các lò phản ứng sản xuất điện. Cụm thứ nhất là Nhà máy điện hạt nhân Tihange có 3 lò phản ứng nước áp suất (pressurized water reactors) với tổng công suất điện 2985 MWe và cung cấp 52% điện hạt nhân tổng cộng của Bỉ quốc. Nhà máy này bao gồm các lò sau: Tihange 1 với công suất 962 MWe và khởi động vào năm 1975. Tihange 2 với công suất 1008 MWe và khởi động vào năm 1983. Tihange 3 với công suất 1015 MWe và khởi động vào năm 1985.

Cụm lò thứ hai là Nhà máy điện hạt nhân Doel có 4 lò phản ứng nước áp suất (pressurized water reactors) với tổng công suất điện 2,919 MWe và trở thành nhà máy điện hạt nhân có công suất đứng hàng thứ hai nước Bỉ sau Tihange. Nó bao gồm các lò sau: Doel 1 với công suất 433 MWe; Doel 2 với 433 MWe. Doel 3 với 1006 MWe và Doel 4 với công suất 1047 MWe. Về thời gian hoạt động của cụm nhà máy Doel, Chính phủ Bỉ cho phép các lò Doel 1 và Doel 1, sau 40 năm hoạt động sẽ được kéo dài thời hạn thêm 10 năm nữa; tức đến năm 2025.

Tháp làm nguội ở Nhà máy điện hạt nhân Doel ở nước Bỉ. Ảnh: alamy

Hiện nay, ở Bỉ điện hạt nhân đang đóng góp 54% tổng công suất và cung cấp 45 tỷ kWh điện lượng mỗi năm của nước này. Rõ ràng, các cơ sở hạt nhân ở nước Bỉ có vai trò lớn với đất nước này.

Tăng cường an ninh

Và bây giờ trong tình thế căng thằng hơn bao giờ hết ở Tây Ây, đặc biệt ở hai nước láng giềng Pháp - Bỉ, hai cụm nhà máy điện hạt nhân Tihange và Doel rất có thể nằm trong danh sách đối tượng khủng bố phá hoại của những kẻ khủng bố quốc tế.

Sau khi xảy ra đánh bom tại sân bay Brussels và tại một ga tàu điện ngầm trung tâm thành phố khiến ít nhất 34 người chết, tình hình ở nước Bỉ trở nên căng thẳng. Nhiều trường phổ thông và trường đại học cũng đã được sơ tán. Trụ sở Nghị viện châu Âu đã đóng cửa và chưa biết chính xác lúc nào sẽ mở cửa lại.

Và dĩ nhiên, an ninh cũng phải được tăng cường mạnh mẽ hơn ở cả hai trọng điểm có khả năng dễ bị tổn thương nhất, đó là hai nhà máy điện hạt nhân Doel và Tihange. Cảnh sát vũ trang và quân đội Bỉ đã tăng cường tuần tra bảo vệ những trọng điểm này, trong lúc một số lò phản ứng vẫn duy trì hoạt động và một số đang được bảo trì bảo dưỡng, nhiều nhân viên phải đến làm việc.

Riêng một bộ phận nhất định nhân viên không cần thiết đã được sơ tán theo yêu cầu của nhà chức trách Bỉ. Không có lý do nào có thể được đưa ra bởi cảnh sát địa phương cho việc sơ tán khẩn cấp, mặc dù nhà chức trách Bỉ đang chuẩn bị tinh thần cho một cuộc tấn công tiếp theo. Và những ai không có trách nhiệm, đặc biệt những khách thăm viếng và tham quan phải dừng lại trong tình thế này.

Về triễn vọng của tình hình, có lẽ Thủ tướng nước láng giềng mật thiết (nướcPháp) nói đúng khi lên tiếng rằng: “Chúng tôi đang có chiến tranh. Tại châu Âu, chúng tôi đã và sẽ phải chịu các hành động chiến tranh trong vài tháng”.

Nhưng vài tháng chỉ là ví dụ, và biết đâu là vài năm hay lâu hơn nữa!

Trần Minh