Thằn lằn Basilisk, loài sinh vật đặc hữu ở miền nam Mexico, Trung Mỹ và miền bắc Nam Mỹ, nổi tiếng với khả năng chạy bộ dị thường trên mặt nước.
Theo các chuyên gia, thằn lằn Basilisk thỉnh thoảng vẫn chạy trên mặt nước như một động vật đi bằng 2 chân suốt một quãng đường dài, trước khi chìm xuống. Với khả năng độc nhất vô nhị này, chúng còn có biệt danh là "thằn lằn Chúa cứu thế".
Trên mặt nước, thằn lằn Basilisk có thể chạy với vận tốc 1,5m/s (tương đương 5,4km/h) trong gần 4,5 mét, trước khi chìm xuống nước và bơi.
Các màng giữa những ngón chân giúp nâng đỡ thằn lằn Basilisk trên mặt nước, bằng cách tạo ra một bề mặt tiếp xúc lớn hơn và một túi khí. Loài sinh vật này cũng có thể tự chống đỡ cơ thể bằng 4 chân trong khi chạy bộ trên mặt nước nhằm làm tăng thời gian ở trên bề mặt nước thêm khoảng 1,3 mét.
Tuấn Anh (Theo RateMyScience)