Những bí quyết tuyệt vời này giúp kéo dài tuổi thọ của tủ lạnh, máy giặt và nhiều đồ gia dụng khác.
Hầu hết các thiết bị gia dụng đều có giá rất đắt đỏ, từ vài trăm nghìn, vài triệu tới cả trăm triệu đồng. Khi chi trả khoản tiền không hề nhỏ này đồng nghĩa với việc bạn đã mua nhiều năm sử dụng bền lâu sau này. Dù vậy, tuổi thọ chính xác của từng sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hãng sản xuất, thiết kế, linh kiện, cách sử dụng và chăm sóc… suốt chặng đường sử dụng dài.
Nhanh tay bỏ túi những bí quyết tuyệt vời sau đây để có thể duy trì tuổi thọ lâu dài hơn cho các thiết bị gia dụng trong nhà:
1. Tủ lạnh và tủ đông
Theo Hiệp hội nhà ở toàn quốc Hoa Kỳ (NAHB), tuổi thọ của tủ lạnh có thể lên tới 13 năm, trong khi đó tủ đông là từ 11 – 12 năm. Để có thể sử dụng lâu dài, bạn nên làm sạch bụi bẩn khỏi cuộn dây máy nén khí đặt phía sau hoặc bên dưới tủ lạnh mỗi 6 tháng/lần. Nếu bỏ qua bước này, các cuộn dây sẽ không thể tản nhiệt từ bên trong, khiến máy nén khí phải chạy lâu hơn, nóng hơn và dĩ nhiên là nhanh hỏng hơn.
Một chi tiết khác cần phải chú ý đó là các miếng đệm cao su quanh cửa. Chúng có tác dụng giữ hơi lạnh đều khắp bên trong tủ lạnh và tủ đông. Bạn có thể giữ cho cánh cửa tủ đóng thật chặt bằng cách thường xuyên cọ rửa phần cao su với xà phòng và nước ấm. Rồi lau khô bằng khăn sạch.
Lời khuyên cuối cùng đó là không “nhồi nhét” đồ ăn và thực phẩm trong tủ lạnh. Bởi vì, chúng sẽ chặn luồng khí mát, khiến việc làm mát mọi thứ trở nên khó khăn hơn và các thiết bị sẽ phải làm việc quá tải.
2. Lò vi sóng
Các thiết bị hỗ trỡ việc nấu nướng nhanh chóng có thể sử dụng kéo dài khoảng 10 năm, nhưng để chuẩn bị được nhiều bữa ăn nhất, bạn cần làm sạch nó thường xuyên và thật kỹ càng. Các hạt vật lý lưu lại quá lâu có thể chuyển thành các-bon làm tổn hại các thiết bị, dẫn đến phát ra tia lửa điện.
3. Bếp điện
Vệ sinh sạch sẽ cũng là bí quyết để bếp điện của bạn có thể hoạt động tốt trong 13 năm hoặc lâu hơn. Quá nhiều tích tụ và bản thân thiết bị phải hoạt động quá tải sẽ rút ngắn tuổi thọ của bếp điện.
Đối với loại bếp điện có bề mặt kính hiện đại, sử dụng chất tẩy rửa làm sạch kính ít nhất 2 lần/tuần. Đối với loại bếp điện sợi đốt, làm sạch tất cả các phần có thể tháo rời và khu vực xung quanh bộ phận đánh lửa với nước ấm và chất tẩy rửa nhẹ để tránh nguy cơ cháy nổ và mức nhiệt đốt nóng bị giảm xuống.
4. Bếp gas
Mặc dù bếp gas có xu hướng bền hơn bếp điện khoảng 2 năm thì việc làm sạch chúng cũng không kém phần quan trọng. Lau sạch các vết bẩn và đồ ăn dây trên bếp một cách cẩn thận để không làm tắc các khe, lỗ thoát lửa. Sử dụng nước xà phòng để vệ sinh khu vực phát lửa để làm chúng nóng nhanh hơn khi cần.
5. Điều hòa nhiệt độ
Hoạt động với cường độ cao trong những tháng mùa hè oi nóng, điều hòa nhiệt độ có thể làm mát hiệu quả từ 10 – 15 năm. Để vượt qua thách thức về thời gian, bạn nên lưu ý làm sạch các bộ lọc mỗi 225 – 360 giờ hoạt động, hoặc sau 9 – 15 ngày sử dụng liên tục. Mật độ vệ sinh có thể tăng lên thường xuyên hơn nếu gia đình có vật nuôi và có người dễ bị dị ứng.
Chỉ cần rửa sạch bộ lọc trong chậu hoặc bồn rửa bát bằng khăn ấm hoặc miếng bọt biển với xà phòng. Dùng máy sấy thổi bay bụi bẩn ra khỏi các lỗ thông hơi.
6. Máy giặt
Tuổi thọ trung bình của máy giặt tối thiểu là 10 năm, cộng thêm 1 năm tuổi thọ cho máy giặt cửa trước và 3 năm cho máy giặt cửa trên. Sức mạnh bền bỉ của máy giặt phụ thuộc vào việc thay thế các ống vòi dễ vỡ bằng chất liệu thép mạ để tránh ngập nước.
Ngoài ra, không bao giờ đóng sầm cửa máy giặt vì nó có thể cửa bị hỏng, gãy. Ngay cả khi bạn muốn tốn càng ít thời gian để giặt quần áo càng tốt thì cũng không bao giờ giặt quá trọng lượng quy định. Việc giặt quá trọng lượng khiến mô-tơ máy giặt dễ bị cháy và làm mòn dây cu-roa nhanh chóng.
(Theo Eva)