Với hơn 3.000 loại bia, từ bia nâu đến bia Pilsner vàng với hương vị đặc trưng, bia Bỉ vừa được UNESCO ghi danh vào danh sách văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) đang họp tại Thủ đô Addis-Abeba, Ethiopia đã lựa chọn những di sản phi vật thể mới của các quốc gia vào danh sách Di sản văn hóa nhân loại. Có tất cả 37 ứng viên nộp hồ sơ về những di sản văn hóa độc đáo của các dân tộc cộng đồng, trên các lĩnh vực như ẩm thực, âm nhạc, lễ hội, tiệc tùng, múa, tín ngưỡng Thờ Mẫu..... Ngày 30/11, UNESCO đã công bố thêm 9 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận, bao gồm:
Sự đa dạng và ngành công nghiệp bia khác biệt đã khiến Bia Bỉ được UNESCO ghi danh |
1. Bia Bỉ: Sự đa dạng của các loại bia đã giúp ngành công nghiệp sản xuất bia Bỉ trở nên đặc biệt so với các nước khác trên thế giới. Do đó, Chính phủ Bỉ đang đệ trình hồ sơ lên Trung tâm di sản thế giới thuộc UNESCO để công nhận bí quyết sản xuất và văn hóa thưởng thức bia của nước này là "di sản văn hóa phi vật thể" cần được bảo vệ.
Không chỉ là một thứ đồ uống, bia được xem là một phần của văn hóa nước này vì nó góp phần thúc đẩy kinh tế, cải thiện đời sống cho mọi người và quan trọng hơn là tăng cường sự thống nhất ở một đất nước với 3 ngôn ngữ chính thức. Việc thưởng thức bia sau giờ làm việc tại các quán café đã trở thành một thói quen của người dân Bỉ.
2. Điệu nhảy Rumba: Điệu Rumba nổi tiếng của Cuba nhảy cùng với những bài hát với nền âm nhạc sôi động, điệu Rumba uyển chuyển, tạo nên một sức mạnh và lòng tự trọng cũng như sự gợi cảm, duyên dáng của con người. Quan trọng hơn, Rumba kết nối mọi người và mang niềm vui đến cho họ. Đó là lý do đất nước này đề trình hồ sơ đề nghị điệu Rumba được công nhận là văn hoá phi vật thể của nhân loại. Phái đoàn Cuba đã nhấn mạnh, dâng danh hiệu này lên cố lãnh tụ Cuba Fidel Castro, người vừa qua đời ở tuổi 90.
3. Năm mới 21/3 hằng năm: Đây là một sự độc đáo đón chào năm mới của 12 quốc gia gồm Afghanistan, Azerbaijan, Ấn Độ, Iran, Iraq, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Pakistan, Tajikistan, Turkmenistan và Thổ Nhĩ Kỳ. Tại mỗi quốc gia có tên gọi riêng cho lễ này như "Nawrouz" ( "ngày mới"), "Novruz", "Tết Ba", "Nauryz" và các tên khác, tùy thuộc vào mỗi nước. Nhưng mục đích của Lễ hội này là đón chào một năm mới theo lịch truyền thống. Nhân dịp này, các cửa khẩu được mở để mọi người đi lại thăm nhau, cùng ăn một bữa liên hoan vui vẻ, tham gia các lễ hội cộng đồng và ngày hội đường phố, tạo không khí hòa bình trong cộng đồng.
4. Mangal Shobhajatra của Bangladesh: Một lễ hội đặc biệt thể hiện lòng dũng cảm chống lại các thế lực đen tối và chiến đấu vì công lý.
5. 24 tiết khí của Trung Quốc: UNESCO công nhận đây là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vì đây là một công trình khoa học của Trung Quốc cổ đại, gắn kiến thức không gian và thời gian để chia quỹ đạo chuyển động hằng năm quanh mặt trời trong 24 phân đoạn. Việc chia tiết khí dựa trên sự quan sát thay đổi mùa và thiên văn học. 24 tiết khí được người Trung Quốc cổ đại sử dụng để hướng dẫn trong sản xuất nông nghiệp và đời sống hằng ngày, cùng với những nghi lễ và lễ hội.
6. Âm nhạc và múa merengue ở Cộng hòa Dominica: Merengue là một điệu múa không thể thiếu trong bản sắc dân tộc ở Cộng hòa Dominica. Các cặp vợ chồng cùng các vũ công thể hiện điệu múa trong tiếng nhạc của đàn accordion, trống và saxophone.
7. Tahteeb - Trò chơi Ai Cập: Theo UNESCO, tahteeb là một trò chơi hình thức võ thuật thời Ai Cập cổ đại. Trò chơi này tăng cường mối quan hệ trong gia đình, thúc đẩy mối quan hệ tốt giữa các cộng đồng và nó đã được ghi danh.
8. Gada - hệ thống chính trị-xã hội dân chủ bản địa của Oromo:
Tại Ethiopia, Gada là một hệ thống quản trị truyền thống được sử dụng bởi các Oromo, song song với hệ thống nhà nước. Oromo là một trong 9 chính quyền vùng dựa trên dân tộc ở Ethiopia. Gada quy định các cộng đồng chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo, và tham gia vào giải quyết xung đột và bảo vệ quyền của phụ nữ.
Lễ Las Fallas ở Valencia |
9. Lễ Las Fallas ở Valencia: Lễ hội Las Fallas bắt đầu từ ngày 14/3 đến 19/3 ở thành phố Valencia Tây Ban Nha. Lễ hội kéo dài 5 ngày trước ngày thánh Joseph. Ngọn lửa rực sáng trong đêm chính là biểu tượng của Las Fallas. Những dòng họ trong vùng sẽ tiến hành dựng những hình nhân khổng lồ để thi tài và cuối cùng là để đốt chúng với niềm tin chiến thắng những điều khó khăn, hung tàn từ thiên nhiên. Cùng với những ngọn lửa sáng bừng của các hình nhân, từ khắp nơi trong thành phố người dân cũng thắp sáng những cây nến và ngọn đuốc của mình.