Biển Đông báo trước một hình thức xung đột khác với những gì chúng ta đã biết. Kể từ đầu thế kỷ 20, chúng ta đã bị tổn thương bởi những cuộc chiến thông thường, quy mô lớn trên đất liền, hay những cuộc chiến nhỏ bất thường. Cả hai loại này đều gây thương vong lớn cho người dân, và chiến tranh trở thành chủ đề của những người ủng hộ chủ nghĩa nhân văn và tướng lĩnh quân sự.
Kì 1: Chiến trường của thế kỉ 21 sẽ diễn ra trên biểnKì 2: Khi Biển Đông minh chứng đa cực theo nghĩa quân sự
Ở mặt trận mới này không có gì lãng mạn. Trong các cuộc xung đột hải quân, trừ khi có pháo kích trên bờ nếu không sẽ không có nạn nhân, cũng không có kẻ thù dũng khí để đối đầu. Trung Quốc có nhiều khả năng trở thành một xã hội cởi mở hơn là khép kín trong tương lai. Thay vì chủ nghĩa phát xít hay quân phiệt, Trung Quốc và các quốc gia khác ở Đông Á rõ ràng ngày càng được định nghĩa bởi sự tồn tại của chủ nghĩa dân tộc kiểu cũ. Và thậm chí nếu Trung Quốc trở nên dân chủ hơn, thì chủ nghĩa dân tộc của họ cũng chỉ tăng thêm - như kết quả cuộc thăm dò quan điểm của các công dân mạng gần đây.
Chính chủ nghĩa dân tộc truyền thống đã thúc đẩy hoạt động chính trị ở châu Á và sẽ tiếp tục như vậy. Chủ nghĩa dân tộc ấy đang dẫn tới sự lớn mạnh của các quân đội trong khu vực - đặc biệt là lực lượng không quân và hải quân - để bảo vệ chủ quyền và tuyên bố chủ quyền với các nguồn tài nguyên tranh chấp. Không có triết lý lôi kéo nào ở đây. Chỉ có một logic lạnh lùng của cân bằng quyền lực. Khi ấy, chủ nghĩa hiện thực vô cảm kết hợp với chủ nghĩa dân tộc, đã có một ngôi nhà địa lý đó là Biển Đông.
Thucydides đã giải thích trong câu chuyện kể về cuộc chinh phục đảo Melo của người Athen cổ đại rằng: "Kẻ mạnh làm những gì họ có thể và kẻ yếu chịu đựng những gì họ phải chịu đựng". Trong thế kỷ 21, Trung Quốc trong vai trò của Athen sẽ nổi lên như một cường quốc biển trong khu vực, kẻ yếu vẫn phải chịu đựng. Đó sẽ là chiến lược không tuyên bố của Trung Quốc và các nước nhỏ hơn ở Đông Nam Á có thể trông cậy vào Mỹ để tránh số phận của người Melo. Nhưng sẽ không xảy ra cuộc tàn sát.
Ảnh: BBC |
Biển Đông báo trước một hình thức xung đột khác với những gì chúng ta đã biết. Kể từ đầu thế kỷ 20, chúng ta đã bị tổn thương bởi những cuộc chiến thông thường, quy mô lớn trên đất liền, hay những cuộc chiến nhỏ bất thường. Cả hai loại này đều gây thương vong lớn cho người dân, và chiến tranh trở thành chủ đề của những người ủng hộ chủ nghĩa nhân văn và tướng lĩnh quân sự. Nhưng trong tương lai, chúng ta có thể chỉ chứng kiến một hình thức xung đột thuần tuý hơn, giới hạn trong địa hạt hải quân. Đó là một viễn cảnh tích cực. Xung đột không thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi thân phận con người.
Một đề tài trong "Các thuyết trình về Livy" của Machiavelli là xung đột, nếu được kiểm soát phù hợp, sẽ dẫn tới sự tiến triển của con người tốt hơn là ổn định cứng nhắc. Một vùng biển kín đặc tàu chiến sẽ không mâu thuẫn với một kỷ nguyên đầy hứa hẹn cho châu Á. Sự bất ổn thường nuôi dưỡng động lực.
Kiểm soát phù hợp?
Nhưng xung đột ở Biển Đông có thể được kiểm soát phù hợp? Lập luận của tôi là, chiến tranh lớn sẽ không bùng nổ trong khu vực mà thay vào đó, các quốc gia sẽ hài lòng để giành ưu thế cho các tàu chiến của họ ở biển cả, trong khi vẫn đưa ra tuyên bố chủ quyền với các nguồn tài nguyên tự nhiên và có lẽ còn chấp thuận để chia sẻ chúng một cách công bằng. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu Trung Quốc đi ngược lại xu thế ấy, tiến hành chinh phục Đài Loan?
Sẽ thế nào nếu lặp lại sự kiện năm 1979 với vũ khí chết người hơn. Và không chỉ có Trung Quốc đang tăng cường quân sự một cách mạnh mẽ, các nước Đông Nam cũng làm như vậy. Ngân sách quốc phòng của họ tăng khoảng 1/3 trong thập niên trước, trong khi chi tiêu quân sự của châu Âu lại sụt giảm. Vũ khí nhập khẩu đến Indonesia, Singapore và Malaysia tăng 84%, 146% và 722% tương ứng kể từ năm 2000. Chi tiêu chủ yếu là vào các nền tảng hải quân và không quân: tàu nổi, tàu ngầm với hệ thống tên lửa hiện đại, máy bay chiến đấu tầm xa.
Trong khi Mỹ bị phân tâm bởi các cuộc chiến trên bộ tại Trung Đông, thì sức mạnh quân sự đang lặng lẽ chuyển dịch từ châu Âu sang châu Á.
Mỹ hiện tại đang đảm bảo cho hiện trạng bất an ở Biển Đông, giới hạn sự gây hấn của Trung Quốc chủ yếu trên các bản đồ và có vai trò giống như một người kiểm tra hoạt động của ngoại giao và hải quân Trung Quốc. Sự cân bằng quyền lực thực sự giữa Mỹ và Trung Quốc cuối cùng sẽ khiến cho Việt Nam, Philippines, Indonesia, Singapore, và Malaysia tự do hơn. Và trong không gian ấy, chủ nghĩa khu vực có thể trỗi dậy như một sức mạnh dưới hành thức ASEAN. Vì sự căng thẳng, bế tắc đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc - mở rộng ở nhiều lĩnh vực từ thương mại đến cải cách tiền tệ, an ninh mạng hay do thám tình báo - mà những đe doạ cuối cùng sẽ làm thay đổi thiện ý của Trung Quốc ở Đông Á.
Tóm tắt toàn diện nhất của bối cảnh địa chính trị mới châu Á không đến từ Washington hoặc Bắc Kinh, mà là từ Canberra. Trong tác phẩm dài 74 trang xuất bản năm ngoái mang tên "Sự chuyển dịch quyền lực: Tương lai của Australia giữa Washington và Bắc Kinh", Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia, đã mô tả nước ông là cường quốc "nguyên trạng" tinh hoa - một nước thực sự mong muốn tình hình ở châu Á duy trì chính xác như những gì là đúng nó với Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng để Australia có thể giao dịch ngày một nhiều hơn, trong khi Mỹ vẫn là "cường quốc mạnh nhất ở châu Á", cũng như là "người bảo vệ cao nhất" của Australia.
Tuy nhiên, như White nhận xét, vấn đề là ở chỗ cả hai điều này không thể tiếp tục. Châu Á không thể duy trì thay đổi kinh tế mà không có sự thay đổi và chính trị và chiến lược; một nền kinh tế Trung Quốc khổng lồ dĩ nhiên sẽ không toại nguyện với một nước Mỹ dẫn đầu về quân sự ở châu Á.
Mong muốn của Trung Quốc
Trung Quốc muốn gì? White cho rằng, Trung Quốc có thể khát khao một đế chế kiểu mới ở châu Á mà Mỹ từng xây dựng ở Tây Bán cầu khi Washington đã đảm bảo được ưu thế với Lòng chảo Caribbe (như Bắc Kinh hy vọng sẽ như thế với Biển Đông). Đế chế kiểu mới, theo ngôn từ của White có nghĩa là các láng giềng của Mỹ "ít nhiều được tự do vận hành đất nước" cho dù Washington khẳng định rằng, quan điểm của họ sẽ được "cân nhắc toàn diện" và được ưu tiên so với quan điểm của các cường quốc bên ngoài.
Vấn đề với mô hình này là Nhật Bản, nước sẽ không chấp nhận kiểu bá chủ của Trung Quốc, dù là mềm mỏng. Nó dẫn tới một Bản Hoà tấu châu Âu, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và có lẽ thêm một hoặc hai nước khác cùng ngồi thương thảo về một sức mạnh châu Á ngang bằng. Nhưng liệu Mỹ có chấp nhận vai trò khiêm tốn ấy, khi họ liên quan tới sự thịnh vượng và ổn định châu Á bằng chính sự ưu việt của mình? White cho rằng, đối mặt với sức mạnh Trung Quốc đang trỗi dậy, từ nay về sau, ưu thế của Mỹ có thể đồng nghĩa với bất ổn cho châu Á.
Hay nói một cách khác, Mỹ chứ không phải Trung Quốc có thể là vấn đề trong tương lai. Chúng ta có thể để ý quá nhiều tới bản chất nội bộ của chế độ Trung Quốc và tìm cách hạn chế sức mạnh của họ ở nước ngoài vì chúng ta không thích những chính sách nội địa của họ. Thay vì đó, mục tiêu của Mỹ ở châu Á nên là sự cân bằng chứ không phải thống trị. Chính xác là vì quyền lực cứng vẫn là chìa khoá trong các quan hệ quốc tế và chúng ta phải dành phần cho một Trung Quốc trỗi dậy. Mỹ không cần gia tăng sức mạnh hải quân ở Tây Thái Bình Dương nhưng cũng không thể giảm bớt lực lượng này.
Việc mất đi một nhóm tàu sân bay chiến đấu Mỹ ở Tây Thái Bình Dương do cắt giảm ngân sách hoặc tái điều động tới Trung Đông có thể dẫn tới những tranh cãi gay gắt trong khu vực về sự sụt giảm của Mỹ và kết quả là cần có những thương thảo với Bắc Kinh. Bối cảnh tối ưu là sự hiện diện của hải quân, không quân Mỹ nhiều hoặc ít hơn mức hiện nay, kể cả Mỹ đã đã làm tất cả để xây dựng quan hệ gần gũi và có thể dự đoán được với Trung Quốc.
Bằng cách đó, theo thời gian, người Mỹ có thể thích nghi với hải quân biển xanh Trung Quốc. Trong những vấn đề quốc tế, đằng sau mọi câu hỏi về chuẩn mực đạo đức đều là những vấn đề quyền lực. Tại Tây Thái Bình Dương trong những thập niên tới, đạo đức có thể đồng nghĩa với việc từ bỏ những ý tưởng chúng ta coi trọng nhất vì lợi ích ổn định. Chúng ta sẽ làm thế nào để dành phần cho một Trung Quốc gần như là chuyên quyền khi quân sự của họ không ngừng mở rộng?
Chính sự cân bằng quyền lực thường là sự bảo đảm tốt nhất của tự do. Điều đó cũng là một bài học của Biển Đông trong thế kỷ 21 - một bài học mà những người lý tưởng hoá không muốn nghe.
Nguyễn Huy dịch từ Forein policy