- Sau khi Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN bế mạc, các vấn đề liên quan đến Biển Đông vẫn tiếp tục là chủ đề nóng.
Việt Nam đóng góp tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN
ASEAN muốn giữ ‘đà’ giải quyết tranh chấp Biển Đông
ASEAN hoan nghênh Thứ trưởng VN làm Tổng thư ký mới
ASEAN muốn giữ ‘đà’ giải quyết tranh chấp Biển Đông
ASEAN hoan nghênh Thứ trưởng VN làm Tổng thư ký mới
Tiến trình không thể từ bỏ
Tại cuộc họp báo cuối cùng sáng 4/4, Thủ tướng Campuchia Hunsen nói các nhận định rằng Biển Đông bị đưa ra ngoài chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 20 là một sự “hiểu lầm nghiêm trọng”.
Ông Hunsen chỉ ra trong các hoạt động chuẩn bị cho hội nghị, đã có phiên họp lần thứ 4 của Nhóm làm việc của các quan chức cấp cao (SOM) ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử trong khu vực (COC) về vấn đề Biển Đông.
Trong Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN và Chương trình nghị sự Phnom Penh đều có nội dung về Biển Đông, ông Hunsen nhấn mạnh.
Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN chỉ ra một trong những việc cần làm để đạt mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2015 là “đảm bảo thực thi đầy đủ DOC, hướng tới dịp kỷ niệm 10 năm ra đời DOC tại Hội nghị ASEAN - Trung Quốc sẽ diễn ra ở Phnom Penh tháng 11/2012”.
Việc thực thi DOC cũng được đề cập tại phiên họp toàn thể của các lãnh đạo ASEAN hôm 3/4 và Hội nghị Ngoại trưởng hôm 2/4.
“Vấn đề này [Biển Đông] sẽ luôn có trong chương trình cho đến khi nó được giải quyết”, Thủ tướng Campuchia nói.
Trước các dư luận xung quanh chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Campuchia ngay trước thềm Hội nghị ASEAN 20, ông Hunsen cho rằng “nghĩ ASEAN đang bị áp lực từ phía Trung Quốc là rất sai lầm về hai đối tác đã cùng ký Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông”.
“Đây là một tiến trình mà không ai có thể từ bỏ”, ông Hunsen nói.
DOC được ký tháng 11/2002 chính tại thủ đô Phnom Penh. Bước tiến gần đây nhất của quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là việc đạt được thỏa thuận về Bản hướng dẫn thực thi DOC tháng 7 năm ngoái tại Bali, Indonesia.
COC: để thuận theo tự nhiên
Theo báo chí Campuchia, tại phiên họp toàn thể của các lãnh đạo ASEAN sáng 4/4, có hai luồng ý kiến khác nhau: một cho rằng nên để Trung Quốc tham gia ngay từ đầu quá trình soạn thảo COC; hai ngược lại, cho rằng ASEAN phải thống nhất nội bộ về COC trước khi đem ra bàn với Trung Quốc.
Giải thích về tình huống này, Tổng thư ký Surin Pitsuwan khi trao đổi với báo chí chiều 4/4 nhận định: “Dù sao cũng cần hai bên cùng ký vào văn bản này”.
“Phía ASEAN có nhóm làm việc, họ đã gặp phía Trung Quốc và các cuộc đối thoại vẫn tiếp tục. Trung Quốc tỏ ra rất quan tâm đến quá trình tham vấn để tiến tới soạn thảo COC”, ông Surin nói.
“Lên khung thảo luận ra sao, trao đổi quan điểm, thông tin, kinh nghiệm như thế nào nên để diễn ra một cách tự nhiên trong quá trình thảo luận”.
Dễ thấy có sự khác nhau trong mức độ liên quan đến vấn đề Biển Đông của các nước thành viên, với 4 nước liên quan trực tiếp và 6 nước không liên quan trực tiếp, nhưng, Tổng thư ký nhấn mạnh, ASEAN đã xác định đây là vấn đề chung và kiên định rằng vấn đề này phải được giải quyết một cách hòa bình và hiệu quả.
“ASEAN có truyền thống giải quyết ổn thỏa các vấn đề nội bộ, đây không phải là vấn đề đầu tiên mà cũng không phải là vấn đề cuối cùng ASEAN phải đối phó”, ông Surin nói.
Ông bày tỏ tin tưởng COC sẽ nhanh chóng hình thành vì “đang có quyết tâm chính trị, sự cam kết mạnh mẽ từ cả hai phía và ‘đà’ từ việc thông qua Hướng dẫn thực thi DOC năm ngoái”.
“Sự quan tâm chú ý của thế giới cũng là yếu tố thúc đẩy hai bên [ASEAN - Trung Quốc] giải quyết vấn đề một cách thân thiện, hòa bình và mang tính xây dựng”, Tổng thư ký ASEAN nhận định.
Chung Hoàng (từ Phnom Penh)
Tại cuộc họp báo cuối cùng sáng 4/4, Thủ tướng Campuchia Hunsen nói các nhận định rằng Biển Đông bị đưa ra ngoài chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 20 là một sự “hiểu lầm nghiêm trọng”.
Ông Hunsen chỉ ra trong các hoạt động chuẩn bị cho hội nghị, đã có phiên họp lần thứ 4 của Nhóm làm việc của các quan chức cấp cao (SOM) ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử trong khu vực (COC) về vấn đề Biển Đông.
Trong Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN và Chương trình nghị sự Phnom Penh đều có nội dung về Biển Đông, ông Hunsen nhấn mạnh.
Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN chỉ ra một trong những việc cần làm để đạt mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2015 là “đảm bảo thực thi đầy đủ DOC, hướng tới dịp kỷ niệm 10 năm ra đời DOC tại Hội nghị ASEAN - Trung Quốc sẽ diễn ra ở Phnom Penh tháng 11/2012”.
Thủ tướng Campuchia Hunsen: Nghĩ ASEAN đang bị áp lực từ phía Trung Quốc là sai lầm... Ảnh: Chung Hoàng |
“Vấn đề này [Biển Đông] sẽ luôn có trong chương trình cho đến khi nó được giải quyết”, Thủ tướng Campuchia nói.
Trước các dư luận xung quanh chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Campuchia ngay trước thềm Hội nghị ASEAN 20, ông Hunsen cho rằng “nghĩ ASEAN đang bị áp lực từ phía Trung Quốc là rất sai lầm về hai đối tác đã cùng ký Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông”.
“Đây là một tiến trình mà không ai có thể từ bỏ”, ông Hunsen nói.
DOC được ký tháng 11/2002 chính tại thủ đô Phnom Penh. Bước tiến gần đây nhất của quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là việc đạt được thỏa thuận về Bản hướng dẫn thực thi DOC tháng 7 năm ngoái tại Bali, Indonesia.
COC: để thuận theo tự nhiên
Theo báo chí Campuchia, tại phiên họp toàn thể của các lãnh đạo ASEAN sáng 4/4, có hai luồng ý kiến khác nhau: một cho rằng nên để Trung Quốc tham gia ngay từ đầu quá trình soạn thảo COC; hai ngược lại, cho rằng ASEAN phải thống nhất nội bộ về COC trước khi đem ra bàn với Trung Quốc.
Giải thích về tình huống này, Tổng thư ký Surin Pitsuwan khi trao đổi với báo chí chiều 4/4 nhận định: “Dù sao cũng cần hai bên cùng ký vào văn bản này”.
“Phía ASEAN có nhóm làm việc, họ đã gặp phía Trung Quốc và các cuộc đối thoại vẫn tiếp tục. Trung Quốc tỏ ra rất quan tâm đến quá trình tham vấn để tiến tới soạn thảo COC”, ông Surin nói.
“Lên khung thảo luận ra sao, trao đổi quan điểm, thông tin, kinh nghiệm như thế nào nên để diễn ra một cách tự nhiên trong quá trình thảo luận”.
Dễ thấy có sự khác nhau trong mức độ liên quan đến vấn đề Biển Đông của các nước thành viên, với 4 nước liên quan trực tiếp và 6 nước không liên quan trực tiếp, nhưng, Tổng thư ký nhấn mạnh, ASEAN đã xác định đây là vấn đề chung và kiên định rằng vấn đề này phải được giải quyết một cách hòa bình và hiệu quả.
“ASEAN có truyền thống giải quyết ổn thỏa các vấn đề nội bộ, đây không phải là vấn đề đầu tiên mà cũng không phải là vấn đề cuối cùng ASEAN phải đối phó”, ông Surin nói.
Ông bày tỏ tin tưởng COC sẽ nhanh chóng hình thành vì “đang có quyết tâm chính trị, sự cam kết mạnh mẽ từ cả hai phía và ‘đà’ từ việc thông qua Hướng dẫn thực thi DOC năm ngoái”.
“Sự quan tâm chú ý của thế giới cũng là yếu tố thúc đẩy hai bên [ASEAN - Trung Quốc] giải quyết vấn đề một cách thân thiện, hòa bình và mang tính xây dựng”, Tổng thư ký ASEAN nhận định.
Chung Hoàng (từ Phnom Penh)