Theo hãng tin AP, biến thể Omicron chiếm 90% ca nhiễm mới ở khu vực New York, vùng đông nam, trung tây và tây bắc nước Mỹ ven biển Thái Bình Dương, khi có đến 650.000 trường hợp mắc Omicron được ghi nhận ở Mỹ vào tuần trước.
“Những số liệu mới trên phản ánh các ca nhiễm tăng ở nhiều quốc gia khác. Nó đáng kinh ngạc, nhưng không gây ra sự ngạc nhiên”, Giám đốc CDC Mỹ Rochelle Walensky nói.
Người dân Mỹ xếp hàng nhận bộ xét nghiệm Covid-19 miễn phí. Ảnh: AP |
Học giả Amesh Adalja làm việc tại Trung tâm An ninh y tế thuộc Đại học Johns Hopkins nhận định rằng, bản thân ông không ngạc nhiên khi số ca nhiễm biến thể Omicron ‘soán ngôi’ chủng Delta ở Mỹ. Bởi tình trạng trên cũng xảy ra ở Nam Phi, Anh và Đan Mạch.
“Tôi dự đoán sẽ có nhiều trường hợp dương tính mới trong đợt nghỉ lễ, trong đó bao gồm các ca nhiễm tới từ những người đã được tiêm đủ liều vắc xin”, ông Adalja nói.
Nhiều nước rút ngắn thời gian tiêm mũi 3
Ở một diễn biến khác, nhiều quốc gia từ châu Á đến châu Âu đã cho giảm thời gian giữa mũi vắc xin thứ hai và thứ ba nhằm ngăn chặn nguy cơ một đợt bùng phát dịch mới do biến chủng Omicron.
Hãng tin Reuters cho biết, trong khi một số nước như Mỹ, Nam Phi và Đức vẫn giữ nguyên thời hạn 6 tháng giữa mũi vắc xin thứ hai và thứ ba, thì Hàn Quốc, Anh và Thái Lan đã rút ngắn khoảng thời gian tối thiểu còn ba tháng. Bỉ cho rút khoảng cách này xuống 4 tháng, trong khi Pháp, Singapore, Italia, Australia quy định 5 tháng.
Tuy vậy, một số nhà khoa học nhận định tiêm chủng mũi ba quá sớm có thể khiến khả năng bảo vệ của vắc xin suy giảm về dài hạn.
“Xét đến các loại vắc xin đòi hỏi tiêm nhiều mũi nói chung, hệ miễn dịch sẽ làm việc tốt hơn nếu có thời gian phát triển”, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm William Schaffner làm việc tại Đại học Y Vanderbilt ở Mỹ, nói.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Tuấn Trần
Anh xem xét thắt chặt phòng dịch, vắc xin Nuvaxovid đạt hiệu quả cao
Chính phủ Anh hôm 20/12 đã tổ chức họp bàn về Omicron, trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể mới ở nước này gần đây tăng chóng mặt.
Hệ miễn dịch 'bài binh bố trận' chống Covid-19 như thế nào?
Trong cuộc chiến chống virus SARC-CoV-2, hệ miễn dịch của con người có một vũ khí nòng cốt: Kháng thể.