Người mẹ của ba cô gái nằm ngất ngay trước đầu ba chiếc áo quan. Chính người quản gia dáng người khắc khổ kia lúc ấy mới cho mọi người biết ba cô gái chết là do bị rắn cắn.

Nói đến những tay trọc phú ngành địa ốc nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa, thì không thể không nhắc tới tỷ phú họ Hứa có tên gốc là Hui Bon Hoa, hay còn được gọi là chú Hỏa. Cùng thời với chú Hỏa tại Sài Gòn còn ba bốn đại gia gốc Hoa giàu sụ, nhưng ít được nhắc tới. Bởi cuộc đời của họ bùng phát lên một thời rồi bỗng chốc lụi tàn, mà cũng ít người biết tại sao lại như vậy?

Trong đó, một người mang họ Wang, phiên âm tiếng Việt tức là Hoàng hay Huỳnh, nức tiếng là một tay giàu có không thua gì chú Hỏa thời ấy. Đặc biệt ông ta còn được biết đến với năm sáu dinh cơ đồ sộ tại đất Sài Gòn Chợ Lớn ngày xưa, rải rác từ vùng chợ cũ Sài Gòn vô tận Chợ Lớn. Ngày nay hầu như không còn vết tích của những cơ ngơi đó. Bởi một thảm kịch đã xảy ra trong gia đình ông ta một cách đầy bí ẩn khiến dòng tộc họ Hoàng ấy cũng biến mất khỏi Hòn ngọc Viễn Đông này.

Nghe nói ông ta đã chết tại xứ sương mù Đà Lạt hoặc trở về Hong Kong, rồi trở thành ông trùm địa ốc ở bên đất Hương Cảng, mà dòng tộc vẫn còn lớn mạnh tới những năm sau này... Câu chuyện kể ra sau đây là một tấn thảm kịch, vừa bi thương, hoang đường, khó tin nhưng có thật. Câu chuyện như một truyền thuyết về những người con gái tuổi chưa thành niên, chết oan mà lại chết vào giờ trùng. Đây là giai thoại được kể của những người sống ở Sài Gòn vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Sau này do một sự tình cờ người viết đã được một lão niên gốc Hoa, vốn là thầy tướng số nổi danh vùng Chợ Lớn trong những năm 20 - 30 của thế kỷ trước kể lại khá chi tiết.

{keywords}

Ngôi biệt thự được cho là nơi ở của gia đình tỷ phú họ Hoàng.

Vào thời đó những tay trọc phú của Sài Gòn có khuynh hướng mở rộng điền sản ra khỏi vùng đất của Sài Gòn - Chợ Lớn này. Một số xuống tận miền Tây, số khác thì lên miền Đông, đặc biệt là ra tận vùng cao nguyên, như Ban Mê Thuột hay Đà Lạt, Lâm Đồng. Có lẽ vì vậy nên tại vùng đất Bảo Lộc ngày nay, cụ thể là vùng chuyên canh trà, với tên gọi nổi danh là trà Bảo Lộc Cầu Đất, đã có vết tích của câu chuyện này. Nơi đó vào những năm 1920 đã có một ngôi dinh cơ bề thế được xây theo lối kiến trúc nửa Đông, nửa Tây. Khi đầu mới dựng lên thì dân bản xứ đã trầm trồ khen ngợi là đồ sộ, rất lạ mắt và đầy bí ẩn.

Sau này, người ta mới biết đó là cơ ngơi của một trọc phú đất Sài Gòn. Nhiều người địa phương thời ấy bàn tán nhau rằng một khi vùng Đà Lạt đã được các quan chức người Pháp, hay giới thượng lưu Pháp, Việt chọn làm đất nghỉ dưỡng và du lịch thì việc một trọc phú người Hoa nổi tiếng như tỷ phú Hoàng, cho xây dựng một biệt thự nghỉ dưỡng ở Bảo Lộc là chuyện đương nhiên. Dân bản địa cũng rất mong được sinh sống gần gũi với tay trọc phú nổi tiếng ấy. Bởi với tiếng tăm của ông ta cùng hướng đầu tư vào vùng đất này của ông sẽ tạo cơ hội cho nơi đây phát triển nổi tiếng.

Tuy nhiên ngôi biệt thự đồ sộ xây giữa một vùng đồi thông, với hai bên là dãy đất phẳng phiu chạy dài rất đắc địa đó vẫn chưa hề thấy bóng dáng của chủ nhân về cư ngụ. Một năm rồi hai, ba năm sau tình hình vẫn như thế. Ngôi nhà đẹp đẽ, đồ sộ kia vẫn nằm yên ắng dưới tán cây thông mà chẳng hiểu lý do gì chủ nhân không về ở? Cho đến cuối năm thứ ba, kể từ khi ngôi biệt thự mọc lên thì người chung quanh mới nhìn thấy có bóng dáng của năm sáu người vừa lớn, vừa nhỏ lặng lẽ chuyển tới ở. Nhưng họ đến âm thầm bao nhiêu thì cuộc sống họ cũng lặng lẽ như vậy... Có người tò mò tìm hiểu thì rõ ràng những người ấy không phải là chủ nhân giàu sụ từ Sài Gòn như họ có ý mong đợi.

Những người này gồm có một phụ nữ tuổi trên dưới bốn mươi, với phong cách quý phái, nhưng bên ngoài không tỏ vẻ gì là thuộc giới nhà giàu. Bên cạnh bà ta còn có ba người nữa, đó là ba cô gái trẻ, tuổi độ trăng tròn sống cùng. Những người này có cuộc sống khép kín và hình như họ không muốn tiếp xúc với ai chung quanh. Tới ở gần nửa năm, nhưng họ không hề giao tiếp với người chung quanh. Duy nhất chỉ có một người đàn ông khoảng năm mươi tuổi, dáng người khắc khổ thỉnh thoảng lặng lẽ đạp xe ra vào ngôi biệt thự mà không tiếp xúc với ai.

Cái chết bí ẩn của ba thiếu nữ

Ban đầu nhiều người cứ ngỡ ông này là chồng của người phụ nữ trung niên kia, nhưng sau rõ lại thì hoàn toàn không phải vậy. Ông ta là một quản gia thì đúng hơn, bởi mỗi lần ông ta ra khỏi nhà là để đi mua thức ăn hoặc làm việc gì đó, hình như phục vụ cho những người còn lại. Ai biết chuyện cũng đều ngạc nhiên, bởi chỉ nhà giàu thì mới có quản gia, nhưng xem ra người phụ nữ lớn tuổi và ba cô con gái còn vị thành niên kia đâu hề có phong cách của nhà giàu. Vậy tiền đâu họ thuê một quản gia như vậy để phục dịch cho mình? Nhưng cũng có người đặt ngược vấn đề lại rằng đã không phải là nhà giàu thì sao lại được ở trong một biệt thự chỉ dành cho hàng trọc phú ở như vậy?

Bao nhiêu thắc mắc bàn ra tán vào, nhưng riết rồi thành quen, cho nên mọi người cũng lờ đi. Mà sự bớt chú ý kia cũng có nguyên nhân của nó. Những người tới ở trong ngôi nhà sang trọng đó tuy không rõ ràng về thân thế, lai lịch, nhưng do họ sống quá khép kín và cũng không bao giờ làm phiền tới người chung quanh cho nên thiên hạ dần dà lãng quên họ. Cho đến một hôm, vào những ngày cận tết thì một chuyện kinh hoàng đã xảy ra ngay trong ngôi nhà sang trọng nọ! Nói là kinh hoàng bởi ở vùng đất yên ổn này từ bao đời nay chưa hề xảy ra một sự việc quá đỗi dữ dội như vậy: Ba cô con gái nhỏ đột ngột qua đời, mà lại chết cùng một lượt!

Cho đến khi câu chuyện kinh khủng và thương tâm ấy xảy ra thì người chung quanh mới có dịp bước tới ngôi biệt thự đồ sộ kia để chứng kiến ba cái quan tài xếp song hành với nhau giữa nhà. Người mẹ của ba cô gái nằm ngất ngay trước đầu ba chiếc áo quan. Chính người quản gia dáng người khắc khổ kia lúc ấy mới cho mọi người biết ba cô gái chết là do bị rắn cắn. Ở xứ cao nguyên chung quanh là rừng núi thì chuyện rắn rết độc hại xuất hiện và cắn người cũng không phải là chuyện lạ, chỉ có điều là chưa bao giờ có chuyện rắn cắn chết một lúc ba người như vậy. Khi chứng kiến hình ảnh ghê rợn ấy mọi người đã gần như bàng hoàng và có ý tò mò muốn tìm hiểu thêm các chi tiết chung quanh. Nhưng người quản gia rất kín miệng không nói thêm điều gì khác.

Riêng người phụ nữ bất hạnh sau khi đi chôn cất ba cô con gái xong thì hầu như tâm thần bấn loạn và sống ẩn mình. Thiên hạ chung quanh hoang mang, thương cảm vô cùng. Nhưng họ cũng đành để trong lòng nỗi cảm thông sâu sắc ấy, chứá cũng chẳng có cách nào khác để an ủi nạn nhân. Bởi sau thảm kịch ấy thì hầu như ngôi biệt thự lớn càng trở nên bí ẩn với mọi người chung quanh. Kể cả lão quản gia từ đó cũng thấy ít bước ra khỏi cổng nhà. Có người tinh ý nhận ra lão có đi ra nhưng đi vào chiều tối hoặc là sáng thật sớm, rồi lặng lẽ trở về rúc mãi trong bốn bức tường bao quanh ngôi biệt thự.

Sự xuất hiện của nhóm người lạ

Ba năm sau... Bỗng nhiên một buổi sáng sớm người chung quanh thấy có ba chiếc xe hơi sang trọng ngừng lại trước cổng ngôi biệt thự. Trên xe bước xuống những người đàn ông xa lạ, dáng vẻ bất thường. Nói bất thường ở đây là vì họ đi tới đi lui mấy lượt chung quanh trước ngôi dinh thự ấy, rồi cuối cùng mới bấm chuông gọi cổng. Gọi hồi lâu không thấy ai ra mở cửa thì một trong số những người đó đã rất nhanh nhẹn leo rào vào trong.

Vài người địa phương tò mò định tới hỏi và ngăn cản người lạ đột nhập vào ngôi nhà thì bị những người đi theo phản ứng lại. Họ xuất trình giấy tờ chứng minh họ là nhân viên công lực, được phái từ Sài Gòn lên để làm một việc gì đó. Sau khi họ nói rõ mục đích thì những người địa phương chỉ biết lắc đầu lánh xa không dám đứng gần ngôi nhà.

Theo ĐSPL