Từ năm 2010 - 2020, việc triển khai thực Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc Việt Nam đến năm 2020” theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh.

Cùng với đó, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh quan tâm phối hợp và triển khai thực hiện trên tinh thần trách nhiệm cao; đại đa số dân tộc tại các địa phương trong tỉnh ủng hộ, hưởng ứng và đồng tình cao.

Việc triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh đã đưa lại những kết quả khả quan. Nhiều hoạt động được triển khai có hiệu quả, đã góp phần từng bước khẳng định sự đúng đắn, hợp lòng dân của các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần ngày càng được nâng cao của Nhân dân. Trong số đó phải kể đến công tác quản lý, tổ chức và phục dựng lễ hội dân gian truyền thống.

{keywords}
Lễ hội cầu ngư ở vạn Thủy Tú, Phan Thiết, Bình Thuận

Không có tình trạng biến đổi, thương mại hóa lễ hội

Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận lễ hội truyền thống và lễ hội văn hóa rất phong phú và đa dạng, diễn ra ở nhiều không gian, địa điểm gắn với từng cộng đồng dân tộc khác nhau sinh sống trong tỉnh. Trước khi tổ chức lễ hội, có khoảng 50% Ban Quản lý các di tích hoặc Ban Tổ chức lễ hội thực hiện việc thông báo tổ chức lễ hội hoặc đăng ký tổ chức lễ hội với UBND các cấp theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.

Ban Tổ chức lễ hội quy định cụ thể các khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích; yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật.

Hầu hết các lễ hội diễn ra đúng kế hoạch, nội dung, chu kỳ, thời gian và các nghi thức trong lễ hội diễn ra theo tập tục truyền thống vốn có từ lâu đời, không có tình trạng biến đổi, thương mại hóa hoặc lợi dụng tổ chức lễ hội tràn lan để trục lợi; tổ chức lễ hội không gây lãng phí, ảnh hưởng đến đời sống và việc làm ăn của nhân dân hoặc gây mất an ninh trật tự xã hội.

Thời gian diễn ra lễ hội hầu hết chỉ từ 1 - 2 ngày theo tập tục truyền thống, một số ít lễ hội lớn nổi tiếng cũng chỉ kéo dài từ 3 - 4 ngày theo tập tục truyền thống, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương và du khách.

Ban Quản lý các di tích hoặc Ban Tổ chức lễ hội đều sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa do các tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ để tổ chức lễ hội. Chỉ có một số ít lễ hội như Lễ hội Katê tại tháp Pô Sah Inư, Lễ hội Giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương sử dụng một phần kinh phí của Nhà nước để tổ chức.

Các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, phong phú được tổ chức trong lễ hội như: múa lân sư rồng, thi giã gạo, đội nước vượt chướng ngại vật, đi cà kheo, đẩy gậy, nhảy bao bố, đập niêu, biểu diễn văn nghệ, chạy việt dã, bóng đá, bóng chuyền, võ thuật, cờ tướng, cờ người, thi gánh cá, đan lưới, đưa thúng ra khơi… góp phần tạo sân chơi hấp dẫn, có sức thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân địa phương và du khách.

Ngoài các lễ hội truyền thống diễn ra tại các đình làng, lăng vạn (thờ cá voi), đền tháp Chăm, đền miếu; trong những năm qua, tỉnh Bình Thuận đã chọn 5 lễ hội truyền thống và văn hóa tiêu biểu của các dân tộc để phục vụ phát triển du lịch gồm: Lễ hội Katê của người Chăm tại tháp Pô Sah Inư, lễ hội Cầu ngư tại vạn Thủy Tú, Lễ hội Trung thu, Lễ hội Nghinh Ông của người Hoa (Phan Thiết), lễ hội dinh Thầy Thím (La Gi).

Để ngăn chặn, khắc phục tình trạng lợi dụng di tích, nơi thờ tự, lễ hội để trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan và tổ chức các hoạt động trái pháp luật; địa phương đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến việc tổ chức lễ hội, vận động, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm (nếu có) với sự phối kết hợp của hệ thống chính trị các cấp.

Việc quản lý, thu chi tiền công đức trong tổ chức hoạt động lễ hội tại địa phương về cơ bản được thực hiện công khai, minh bạch, đúng mục đích, tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả. Việc bố trí, sắp xếp hệ thống hòm công đức tại các di tích, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo về cơ bản đảm bảo tính hợp lý theo đúng quy định.

Tiền công đức được Ban Quản lý di tích, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo sử dụng vào việc tổ chức lễ hội, mua sắm các vật dụng thờ cúng, sửa chữa nhỏ các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng… Khoảng 30% di tích, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo có nguồn thu từ tiền công đức tương đối khá mới có khả năng chi trở lại cho công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích, 70% di tích, cơ sở tín ngưỡng còn lại nguồn thu từ tiền 7 công đức chỉ đủ để tổ chức lễ hội, gia cố, sửa chữa nhỏ tạm thời các hạng mục di tích hư hỏng, xuống cấp.

Năm 1999, Lễ hội Nghinh Ông của người Hoa ở Phan Thiết tại Quan Đế miếu, phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết tổ chức phục dựng lại sau gần 70 không thực hiện và được đông đảo người Hoa ở địa phương, người Hoa các tỉnh lân cận đồng tình hưởng ứng. Từ đó đến nay, cách 2 năm Lễ hội duy trì tổ chức một lần vào các năm lẻ như 2011, 2013… nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của Nhân dân và phục vụ phát triển du lịch địa phương.

{keywords}
Lễ hội Nghinh Ông của người Hoa ở Phan Thiết

Lễ hội Katê của người Chăm tại di tích tháp Pô Sah Inư được tổ chức phục dựng lại năm 2005 sau gần 50 năm không tổ chức thực hiện; từ đó đến nay, hàng năm Ban Quản lý di tích thuộc Bảo tàng tỉnh đều duy trì tổ chức đều đặng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Chăm trong tỉnh và khám phá, tìm hiểu của du khách.

Năm 2017, tổ chức nghiên cứu và nâng tầng Lễ hội Giỗ Tổ các Vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong từ lễ hội tổ chức ở không gian địa phương thị trấn Phan Rí Cửa thành lễ hội cấp tỉnh; từ đó đến nay, Lễ hội được duy trì tổ chức đều hàng năm để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của Nhân dân trong tỉnh và du khách.

Thu Huyền

Ảnh: Anh Phương