Để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có  thể đón sóng FDI vào Việt Nam, Bộ Công Thương cho rằng, cần tập trung vào thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trọng tâm là khu vực công nghiệp hỗ trợ. Có các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, tài chính cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, bảo đảm duy trì hoạt động của doanh nghiệp và duy trì việc làm.

{keywords}
Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tuy đã có những bước tiến nhất định, song vẫn là ngành chậm phát triển.

Bởi vậy, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ sớm thông qua Nghị quyết về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ để có căn cứ xây dựng các chính sách lớn và tổ chức triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương các giải pháp phát triển ngành.

Theo Bộ Công Thương, Chính phủ cần quyết liệt chỉ đạo ban hành chính sách tín dụng ưu đãi cho các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển theo định hướng của Đảng và Chính phủ, với cơ chế sử dụng nguồn vốn thương mại lãi suất thấp do ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất (khoảng 3%/năm) trong một thời gian nhất định.

Đồng thời, sửa quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng về việc hoàn thuế giá trị gia tăng có thời hạn (không thực hiện hoàn thuế theo phương pháp khấu trừ như hiện nay) đối với máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thuộc danh mục ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn phục vụ sản xuất.

Minh Đức