Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, năm học 2020-2021, cả nước có 522.320 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; trong đó, cấp THCS là 358.501, cấp THPT là 163.819. So với năm học trước, đội ngũ có sự tăng lên về số lượng và tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn (tăng lần lượt 2,8 và 0.8%, nâng tổng tỷ lệ “chuẩn hoá” cho đội ngũ giáo viên của hai cấp học lên mức 82,4 và 99,78%).
Các cơ sở giáo dục trung học đã tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình phù hợp với điều kiện, tiếp tục thực hiện chương trình trong thời gian học sinh phải tạm dừng đến trường.
Bộ GD-ĐT cho rằng, cũng nhờ đó, chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững trước ảnh hưởng rất lớn của dịch Covid-19; nhất là trong những tháng cuối năm học 2020-2021.
Bên cạnh đó, giáo dục mũi nhọn cũng đạt được kết quả tích cực. Tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2021, Việt Nam có 37 lượt học sinh dự thi thì cả 37 em đều đoạt giải với 12 Huy chương Vàng, 13 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen.
Ở hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF), có 1 dự án của học sinh Việt Nam đạt giải Ba - giải chính thức của hội thi và 2 dự án đoạt 3 giải đặc biệt do các hiệp hội và tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp trao tặng.
Nhiều thách thức khi thực hiện chương trình mới
Năm nay, cấp THCS sẽ lần đầu tiên thực hiện chương trình phổ thông mới đối với lớp 6.
Các địa phương, cơ sở giáo dục đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, chủ động khắc phục khó khăn để triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên.
Tính đến cuối năm học 2020-2021, đã có hơn 579.000 lượt giáo viên trung học được bồi dưỡng, hướng dẫn các modul 1,2,3 của chương trình giáo dục phổ thông mới; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Về sách giáo khoa, mỗi tỉnh/thành phố, mỗi môn học/hoạt động giáo dục được chọn từ 1 đến 5 bộ sách, trong đó tỉ lệ chọn 1 bộ/môn học khoảng 50%; 2 bộ/môn học khoảng 30%.
Một số hạn chế còn tồn tại theo đánh giá của Bộ GD-ĐT là: chất lượng giáo dục còn chưa đồng đều giữa các vùng, miền; còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại một số vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khu công nghiệp, đặc biệt ở các môn học đặc thù như: Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học, Công nghệ, Trải nghiệm - Hướng nghiệp...
Tỷ lệ giáo viên/học sinh tại một số địa phương chưa bảo đảm. Vẫn còn một số giáo viên chưa chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Công tác giáo dục hướng nghiệp chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học và kiểm tra, đánh giá còn hạn chế ở một số nơi do hạ tầng và trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ. Việc lựa chọn sách giáo khoa và đăng ký mua sách giáo khoa tại một số địa phương còn thực hiện chậm so với thời gian quy định, làm ảnh hưởng đến công tác in ấn, phát hành sách tới tay học sinh.
Năm học 2021-2022 được xác định vẫn sẽ diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên mà Bộ đề ra cho năm học mới này là thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm trường học an toàn và nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngoài ra, triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 6 và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện tiếp đối với lớp 7, lớp 10 cho năm học tiếp theo.
Thanh Hùng
'Khi nền giáo dục bị tổn thương, thời gian phục hồi sẽ rất dài'
Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục tiểu học diễn ra sáng nay (12/8).
Thực hư chuyện giáo viên phải bỏ tiền học 'chứng chỉ' để dạy tích hợp
Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS dạy môn Lịch sử và Địa lý và môn Khoa học tự nhiên, giáo viên đã có nhiều băn khoăn.
Bộ GD-ĐT: Học sinh lớp 1 'nổi trội' hơn khi học chương trình mới
Thông tin được đưa ra tại báo cáo tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục tiểu học của Bộ GD-ĐT.