- Vừa qua, không ít địa phương nói không với tại chức, chuyên tu. Tôi nghĩ chuyện đã dừng lại - không ngờ Nam Định lại tiếp tục. Điều này nảy sinh ra nhiều nghịch lý, mâu thuẫn với các chính sách của Đảng và phát luật của Nhà nước.

Kỳ thị chủng tộc đã bị các nước văn minh loại bỏ từ lâu, cớ sao nay Việt Nam ta trên con đường hội nhập với thế giới văn minh, lại công khai kỳ thị bằng cấp như một chân lý hiển nhiên?

Đầu tiên phải nói rằng, kỳ thị với bất cứ cái gì, cũng là điều không tốt. Bởi đơn giản một điều, mà thế giới văn minh nhận ra là: mỗi chúng ta là một thực thể độc đáo, duy nhất, không ai giống ai. Và các sự vật hiện tượng khác cũng thế, đều có cái xấu và cái tốt đan xen với nhau một cách phức tạp, yêu cầu chúng ta phải suy xét kỹ càng, uyển chuyển cho từng trường hợp cụ thể. Không thể áp dụng một cách khô cứng, máy móc, giáo điều trong khi làm việc, nhất là làm việc với con người.

{keywords}

Ảnh minh hoạ (Dân trí)

Phải nói rằng, hình thức đào tạo chuyên tu và tại chức đã có từ lâu với các nước văn minh, và đây là một loại hình đào tạo. Nó tạo điều kiện cho mọi người trong mọi hoàn cảnh khác nhau về sức khỏe, về tiền bạc, về năng lực, về lứa tuổi...đều có cơ hội học tập ngang nhau, cũng đồng nghĩa với việc tạo ra cơ hội việc làm ngang nhau cho tất cả mọi người, mà không kỳ thị bất kỳ về vấn đề gì; nó tạo ra cơ hội mọi người được học tập suốt đời; nó tạo ra một xã hội học tập...

Nói không với tại chức, chuyên tu, vô hình chung chúng ta mâu thuẫn với chủ trương Học tập suốt đời, với Chủ trương xây dựng một xã hội học tập của Đảng và Nhà nước đang tiến hành, đang cổ vũ? Bởi vì học để làm gì, khi người đại diện của nhân dân, cũng có nghĩa là xã hội không công nhận nó, không sử dụng nó?

Và có một điều khác, cũng phải nói lên ở đây là việc đào tạo chuyên tu và tại chức có khá nhiều vấn đề, mà nói một cách văn hoa là bệnh thành tích hình thức, còn nói một cách thực chất, là “bỏ bạc mua bằng”, chứ chẳng có chất lượng gì cả. Cái câu “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức” không phải tự nhiên mà nó. Song có một thực tế mà không ai có thể phủ nhận được là hầu hết các cán bộ chủ chốt từ xã tới huyện, tỉnh, trung ương đều từ đó mà ra, có mấy người trong số đó có bằng chính quy? và dưới sự lãnh đạo và điều hành của họ, đất nước ngày một tiến lên, bền vững, ngày càng nâng cao vị thế của đất nước trên thế giới.

Vậy giải thích điều này sao đây?

Thực chất chính quy hay tại chức, như nhiều người đã nói, chẳng thể hiện được điều gì nhiều. Nó chỉ là một tờ giấy công nhận rằng anh có thể làm việc nào đấy, chứ không có nghĩa là anh luôn làm được, càng không có nghĩa là anh luôn làm tốt công việc được giao. Vậy hà cớ gì mà căn cứ vào đây để không nhận tôi?

Anh chưa biết tôi là ai, chưa thấy tôi làm việc mà? Nhà nước chúng ta, rốt cuộc muốn tuyển nhân viên để làm việc, để phục vụ tốt nhân dân, hay là chỉ muốn thu thập bằng cấp đẹp, để có báo cáo đẹp lên cấp trên? Chủ nghĩa lý lịch, cộng với chủ nghĩa bằng cấp đã làm cho công việc tuyển dụng cán bộ thành việc thu thập những cái máy biết nghe lời, vô tri, vô cảm, không có đầu óc (để sáng tạo), không có trái tim (để cảm thông nỗi thống khổ của các tầng lớp nhân dân). Với việc tuyển dụng cán bộ công chức và viên chức thế này, làm sao đất nước khá lên được?

Giả dụ như việc đào tạo của hệ tại chức và chuyên tu có nhiều vấn đề đi nữa, thì cũng cứ xét tuyển họ như các trường khác? Họ làm được thì ta tuyển, không làm được thì ta không tuyển. Làm như thế, có lẽ sẽ chọn được các người tài, nguyên khí quốc gia hưng thịnh, đất nước phát triển. Không những thế, còn tốt cho các trường, đặc biệt là các trường tư, các hệ chuyên tu tại chức thấy được chất lượng “sản phẩm” mà mình làm ra có vấn đề mà tự điều chỉnh cách đào tạo. Và cũng làm cho báo chí khỏi tốn thời gian và giấy mực cho vấn đề phi lý này.

Thật phi lý hết sức khi trường tôi học, là trường dân lập tư thục, là hệ chuyên tu tại chức mà tôi bị gạt ra ngoài rìa kỳ dự tuyển công chức, viên chức của các tỉnh Nam Định, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Nam, Quảng Bình,.... ?

Cũng có thể nhận thấy một “ý tưởng tốt” trong việc tẩy chay chuyên tu tại chức này trong bối cảnh “chạy chức chạy quyền”-  sẽ hạn chế được một số phần tử dốt (không vào được hệ chính quy của trường công) nhưng lại có tiền,...vào được cơ quan nhà nước.

Dẫu có như thế đi nữa, cái ý tưởng tốt này cũng không thể làm lu mờ được những cái phi lý một cách rõ ràng và bức xúc của xã hội về quyền con người, về bình đẳng, hạnh phúc.

Tôi thấy không chỉ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn “hiền”- như một Đại biểu quốc hội đã nói trước hội trường, mà cả Bộ Giáo dục cũng quá hiền khi người ta đối xử bất công với những đứa con của mình, lại chẳng hề có một tiếng nói nào?

TIN BÀI LIÊN QUAN:

  • Đào Văn (Phú Yên)