- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội xúc động tâm sự về những câu chuyện một trường công lập đã mạnh dạn nhận trẻ tự kỷ vào học. “Có em dù lên lớp 1 vẫn chưa biết nhai, chỉ ăn cháo. Cô, trò phải nhai mẫu để cháu ăn theo. Bố mẹ em đã khóc khi thấy con mình nhai được cơm”.
Tâm sự của một phụ huynh “may mắn”
“Khi con lên 6 tuổi chúng tôi đã vô cùng lo lắng đến mức độ gần như hoảng sợ khi nghĩ đến việc đi học của con. Gia đình tôi thực sự may mắn nằm trong số ít các gia đình có trẻ tự kỷ theo học được ở trường bình thường. Còn đa phần các gia đình trẻ tự kỷ đang rơi vào bế tắc trong việc tìm đường cho con đến trường” – Một phụ huynh có con đang học tiểu học ở quận Hoàng Mai, Hà Nội tâm sự.
Chị xúc động kể lại: “Cô giáo đã đón nhận con trai tôi vào lớp, cho phép cháu đươc đi lại trong lớp hay đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài ngay trong giờ học. Cô đã cho con tôi được ngồi ở những vị trí tốt nhất trong lớp để cháu có thể quan sát các bạn và đòng thời dễ nhận được sự hỗ trợ nhắc nhở của cô.
Cô xin nhà trường thêm một chiếc ghế để cháu có thể ngồi cạnh cô tại bàn giáo viên trong giờ làm bài thì cô thuận tiện giúp đỡ cháu. Cô cho phép tôi đươc đến dự giờ để hiểu hơn về những khó khăn của con ở trường mà về nhà dạy con thêm. Cô sắp xếp những bạn nhanh nhẹn, tốt bụng ngồi gần con và giao cho các bạn đó giúp đỡ nhắc nhở con.
Tôi đã rất ngần ngại không cho con đi tham quan cùng với lớp vì sợ con bị lạc nhưng cô đã động viên tôi mạnh dạn cho con hoà nhập. Khi đi tham quan có 2 bạn gái trong lớp được phân công "trông bạn" và các cháu không quên nhiệm vụ được giao mà luôn dắt tay bạn.
Tôi đã không chụp ảnh được hình ảnh con tôi được các bạn dắt tay đi trong hàng đi theo cô giáo bước lên xe ô tô để đi dã ngoại. Không ghi lại được bằng máy ảnh máy quay nhưng hình ảnh đó đọng mãi trong tâm trí tôi và làm cho tôi ấm lòng khi nhớ lại”.
Tự kỷ có lây lan?
Đến từ Trường CĐ Sư phạm mẫu giáo TW, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh chia sẻ: “Một khó khăn lớn khi trẻ tự kỷ học trong môi trường giáo dục bình thường đến từ phía phụ huynh. Họ không muốn con mình ngồi cạnh các bạn “bị” tự kỷ hay xin chuyển trường lớp cho con.
Xin khẳng định tự kỷ không lây lan. Đó chỉ là biểu hiện của trẻ mà cơ thể và não bộ xử lí tín hiệu kém hơn trẻ thường. Phổ tự kỷ được chia ra các mức độ từ nhẹ đến nặng. Trong đó, 70-80% trẻ nằm trong phổ nhẹ và trung bình. Do đó hoàn toàn có thể can thiệp để trẻ phát triển bình thường”.
Có 3 mô hình giáo dục trẻ tự kỷ được ThS Thanh đưa ra là: môi trường chuyên biệt, bán hòa nhập và hòa nhập.
Dẫn ra báo cáo từ Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết hiện thành phố có 1021 học sinh tự kỷ đang học hòa nhập tại các cơ sở, theo ThS Thanh: “Tất nhiên, tốt nhất đối với trẻ tự kỷ là được học trong môi trường hòa nhập. Trẻ tự kỷ cần có cơ hội được đến trường. Vì nếu không thì hậu quả cuối cùng ngoài gia đình thì xã hội cũng gánh trách nhiệm lớn”.
Những ví dụ, cách làm cụ thể, đơn giản giúp nhà trường, phụ huynh có thể giúp giáo dục trẻ tự kỷ hòa nhập với mọi người đã được ThS Thanh minh họa bằng hình ảnh, video clip thực tế.
“Chỉ một câu nói bông đùa có thể sẽ là nỗi đau lớn đối với các em và gia đình trẻ tự kỷ”. Do đó, ngoài sự quan tâm của giáo viên, việc giáo dục, giúp các học sinh trong lớp giúp đỡ bạn hòa nhập cũng được vị chuyên gia nhắc nhiều trong chia sẻ của mình.
Cách làm hiệu quả của một trường tiểu học
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội) Cao Thị Hồng một trường công lập có nhận trẻ tự kỷ từ năm học 2010-2011 cho biết: “Có em rất giỏi Toán, giỏi tiếng Anh hay âm nhạc nhưng đặc điểm chung là khả năng giao tiếp còn hạn chế, không kiểm soát được hành vi”.
Với sự giúp đỡ, có giáo viên chuyên biệt hỗ trợ trong những lớp có trẻ tự kỷ (không làm thay nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm), sự hợp tác của gia đình cùng việc kết hợp sự giúp đỡ của vòng tay bạn bè nên trong năm qua 7/8 em tự kỷ đã được lên lớp 2. Năm nay trường lại nhận thêm 7 em nữa vào học.
Bà Hồng xúc động tâm sự về một trường hợp: “Có em dù lên lớp 1 vẫn chưa biết nhai, chỉ ăn cháo. Cô, trò phải nhai mẫu để cháu ăn theo. Bố mẹ em đã khóc khi thấy con mình nhai được cơm”.
Một khó khăn lớn được bà Hồng chia sẻ: “Nhiều phụ huynh thường không nhận con mình có biểu hiện của trẻ tự kỷ. Do đó trường phải làm việc, phân tích cái được mất cho phụ huynh hiểu và giúp đỡ trẻ”.
Tìm hiểu kỹ đặc điểm của từng em thông qua phụ huynh, cô giáo mầm non và phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ của các chuyên gia nên cô Đỗ Thị Hoa, giáo viên chủ nhiệm lớp 2B của trường tâm sự: “Với trẻ tự kỷ việc đánh giá, yêu cầu học tập cũng có sự điều chỉnh, ví dụ một bài tập đọc học sinh bình thường cần đọc trôi chảy, trả lời được hết các câu hỏi trong SGK thì các em tự kỷ giáo viên chỉ yêu cầu đọc trôi chảy một đoạn, trả lời được một câu hỏi thôi”.
Các ví dụ luôn được cô giáo sử dụng bằng đồ dùng trực quan để trẻ dễ nhận biết. Dù vất vả nhưng cô Hoa tin sẽ sớm giúp các em hòa nhập tốt với môi trường.
Những câu chuyện về cách dạy trẻ tự kỷ đã được các nhà chuyên môn, giáo viên và phụ huynh chia sẻ trong buổi hội thảo “Giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cấp tiểu học” vừa diễn ra sáng 15/12 tại Sở GD-ĐT Hà Nội.
Xuống đường đi bộ vì ngày đặc biệt của những người mắc chứng tự kỷ (Ảnh: Quốc Lương – Minh Chính). |
“Khi con lên 6 tuổi chúng tôi đã vô cùng lo lắng đến mức độ gần như hoảng sợ khi nghĩ đến việc đi học của con. Gia đình tôi thực sự may mắn nằm trong số ít các gia đình có trẻ tự kỷ theo học được ở trường bình thường. Còn đa phần các gia đình trẻ tự kỷ đang rơi vào bế tắc trong việc tìm đường cho con đến trường” – Một phụ huynh có con đang học tiểu học ở quận Hoàng Mai, Hà Nội tâm sự.
Chị xúc động kể lại: “Cô giáo đã đón nhận con trai tôi vào lớp, cho phép cháu đươc đi lại trong lớp hay đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài ngay trong giờ học. Cô đã cho con tôi được ngồi ở những vị trí tốt nhất trong lớp để cháu có thể quan sát các bạn và đòng thời dễ nhận được sự hỗ trợ nhắc nhở của cô.
Cô xin nhà trường thêm một chiếc ghế để cháu có thể ngồi cạnh cô tại bàn giáo viên trong giờ làm bài thì cô thuận tiện giúp đỡ cháu. Cô cho phép tôi đươc đến dự giờ để hiểu hơn về những khó khăn của con ở trường mà về nhà dạy con thêm. Cô sắp xếp những bạn nhanh nhẹn, tốt bụng ngồi gần con và giao cho các bạn đó giúp đỡ nhắc nhở con.
Tôi đã rất ngần ngại không cho con đi tham quan cùng với lớp vì sợ con bị lạc nhưng cô đã động viên tôi mạnh dạn cho con hoà nhập. Khi đi tham quan có 2 bạn gái trong lớp được phân công "trông bạn" và các cháu không quên nhiệm vụ được giao mà luôn dắt tay bạn.
Tôi đã không chụp ảnh được hình ảnh con tôi được các bạn dắt tay đi trong hàng đi theo cô giáo bước lên xe ô tô để đi dã ngoại. Không ghi lại được bằng máy ảnh máy quay nhưng hình ảnh đó đọng mãi trong tâm trí tôi và làm cho tôi ấm lòng khi nhớ lại”.
Tự kỷ có lây lan?
Đến từ Trường CĐ Sư phạm mẫu giáo TW, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh chia sẻ: “Một khó khăn lớn khi trẻ tự kỷ học trong môi trường giáo dục bình thường đến từ phía phụ huynh. Họ không muốn con mình ngồi cạnh các bạn “bị” tự kỷ hay xin chuyển trường lớp cho con.
Xin khẳng định tự kỷ không lây lan. Đó chỉ là biểu hiện của trẻ mà cơ thể và não bộ xử lí tín hiệu kém hơn trẻ thường. Phổ tự kỷ được chia ra các mức độ từ nhẹ đến nặng. Trong đó, 70-80% trẻ nằm trong phổ nhẹ và trung bình. Do đó hoàn toàn có thể can thiệp để trẻ phát triển bình thường”.
Có 3 mô hình giáo dục trẻ tự kỷ được ThS Thanh đưa ra là: môi trường chuyên biệt, bán hòa nhập và hòa nhập.
Dẫn ra báo cáo từ Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết hiện thành phố có 1021 học sinh tự kỷ đang học hòa nhập tại các cơ sở, theo ThS Thanh: “Tất nhiên, tốt nhất đối với trẻ tự kỷ là được học trong môi trường hòa nhập. Trẻ tự kỷ cần có cơ hội được đến trường. Vì nếu không thì hậu quả cuối cùng ngoài gia đình thì xã hội cũng gánh trách nhiệm lớn”.
Những ví dụ, cách làm cụ thể, đơn giản giúp nhà trường, phụ huynh có thể giúp giáo dục trẻ tự kỷ hòa nhập với mọi người đã được ThS Thanh minh họa bằng hình ảnh, video clip thực tế.
“Chỉ một câu nói bông đùa có thể sẽ là nỗi đau lớn đối với các em và gia đình trẻ tự kỷ”. Do đó, ngoài sự quan tâm của giáo viên, việc giáo dục, giúp các học sinh trong lớp giúp đỡ bạn hòa nhập cũng được vị chuyên gia nhắc nhiều trong chia sẻ của mình.
Cách làm hiệu quả của một trường tiểu học
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội) Cao Thị Hồng một trường công lập có nhận trẻ tự kỷ từ năm học 2010-2011 cho biết: “Có em rất giỏi Toán, giỏi tiếng Anh hay âm nhạc nhưng đặc điểm chung là khả năng giao tiếp còn hạn chế, không kiểm soát được hành vi”.
Với sự giúp đỡ, có giáo viên chuyên biệt hỗ trợ trong những lớp có trẻ tự kỷ (không làm thay nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm), sự hợp tác của gia đình cùng việc kết hợp sự giúp đỡ của vòng tay bạn bè nên trong năm qua 7/8 em tự kỷ đã được lên lớp 2. Năm nay trường lại nhận thêm 7 em nữa vào học.
Bà Hồng xúc động tâm sự về một trường hợp: “Có em dù lên lớp 1 vẫn chưa biết nhai, chỉ ăn cháo. Cô, trò phải nhai mẫu để cháu ăn theo. Bố mẹ em đã khóc khi thấy con mình nhai được cơm”.
Một khó khăn lớn được bà Hồng chia sẻ: “Nhiều phụ huynh thường không nhận con mình có biểu hiện của trẻ tự kỷ. Do đó trường phải làm việc, phân tích cái được mất cho phụ huynh hiểu và giúp đỡ trẻ”.
Tìm hiểu kỹ đặc điểm của từng em thông qua phụ huynh, cô giáo mầm non và phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ của các chuyên gia nên cô Đỗ Thị Hoa, giáo viên chủ nhiệm lớp 2B của trường tâm sự: “Với trẻ tự kỷ việc đánh giá, yêu cầu học tập cũng có sự điều chỉnh, ví dụ một bài tập đọc học sinh bình thường cần đọc trôi chảy, trả lời được hết các câu hỏi trong SGK thì các em tự kỷ giáo viên chỉ yêu cầu đọc trôi chảy một đoạn, trả lời được một câu hỏi thôi”.
Các ví dụ luôn được cô giáo sử dụng bằng đồ dùng trực quan để trẻ dễ nhận biết. Dù vất vả nhưng cô Hoa tin sẽ sớm giúp các em hòa nhập tốt với môi trường.
Những câu chuyện về cách dạy trẻ tự kỷ đã được các nhà chuyên môn, giáo viên và phụ huynh chia sẻ trong buổi hội thảo “Giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cấp tiểu học” vừa diễn ra sáng 15/12 tại Sở GD-ĐT Hà Nội.
- Văn Chung