Những gốc hoa giấy từ hình trái tim cho đến hình thù kỳ lạ là “bộ sưu tập” của ông Phan Văn Màu (ngụ xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). 

{keywords}
Ông Màu sở hữu bộ sưu tập hoa giấy với hàng trăm cây có giá trị cao. Ảnh: M.A.

Sinh và lớn lên tại xứ hoa kiểng Chợ Lách, từ nhỏ ông Màu đã bén duyên với nghề hoa kiểng, đến nay đã trên 40 năm. Cách đây hơn chục năm, nhận thấy thị trường hoa giấy được nhiều người ưa chuộng, ông đã chuyển hướng sang tạo tác bonsai trên loại hoa này.

Ông Màu chia sẻ: “Tôi thấy nhiều người thích hoa giấy nên đã sưu tầm những gốc hoa giấy bonsai hoặc những cây có dáng đẹp lạ để tạo hình chúng. Thông thường, tôi chọn những gốc hoa giấy Mỹ, gốc đã được dăm từ 3-5 năm. Đặc điểm của loại bông giấy này có gốc không bị hư, rễ rất đẹp”.

{keywords}
Cách đây hơn chục năm, nhận thấy thị trường hoa giấy được nhiều người ưa chuộng, ông Màu đã chuyển hướng sang tạo tác bonsai trên loại hoa này. Ảnh: M.A.

Để có được những phần gốc xù xì lạ mắt, ông Màu đã cất công đi sưu tầm từ nhiều nơi như: Vĩnh Long, Đồng Tháp trong nhiều năm. Nhiều chậu có phần gốc được ghép bởi hoa giấy Thái hoặc Mỹ, phần trên lai bởi hoa giấy cẩm thạch. Số lượng màu sắc hoa được ông phối cũng rất đa dạng, từ đơn sắc cho tới đa sắc, thậm chí là 5, 6 màu hoa trên cùng một chậu.

Riêng những gốc hoa giấy Mỹ có tuổi đời từ 2-3 năm, sau khi thu mua ông sẽ tiến hành cắt bỏ những phần rễ thừa, tạo hình và định dáng cho cây. Đó có thể là những dáng bonsai truyền thống, hay hình con vật đang nằm, cho đến những cây có hình thù kỳ dị, độc đáo… Ở đây hầu như không có khuôn khổ hay bản vẽ nào định trước, tất cả điều dựa vào thế cây, dáng rễ mà ông tạo tác.  

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Hiện ông Màu sở hữu nhiều chậu bonsai hoa giấy với dáng độc lạ, hiếm thấy. Ảnh: M.A.

“Mình cắt những cái rễ thừa, những rễ không liên quan tới hình thù, để nâng cao những cái rễ chính, làm rõ hình thù của rễ đó cho cây đẹp hơn. Bonsai rất đa dạng, người thích kiểu này người thích kiểu kia” – ông Màu bộc bạch.

So với những loại cây bonsai khác, thì bonsai trên cây hoa giấy dễ trồng và nhẹ công chăm sóc. Đây vốn là loại cây dân dã, chậm phát triển nhưng tuổi thọ rất cao. Ngoài hình dáng thân rễ đẹp, cây có thể cho hoa quanh năm. 

Để chuẩn bị cho những sản phẩm bán vào dịp Tết, thường đầu tháng 1 nhà vườn bắt đầu tìm nguồn hàng, về tạo dáng, cắt ghép. Hoàn tất tất cả các công đoạn này phải trong tháng 2. Sau khi tạo hình khoảng 2-3 tháng, cây hoa bắt đầu ra đọt và có thể phát triển xanh tốt. Từ những cây hoa giấy bình thường qua bàn tay khéo léo và sự kỳ công, ông Màu đã tạo hình những con thú vô cùng sinh động và đẹp mắt. 

{keywords}
 
{keywords}
Cây bonsai hoa giấy có thể có giá gấp 3-4 lần so với cây hoa giấy thông thường. Ảnh: M.A.

Cũng theo ông Màu, cách chăm sóc cây hoa giấy không khó, cây chỉ cần bón phân chứ không cần phun thuốc trừ sâu hay những loại thuốc độc hại khác. Cây bonsai hoa giấy có thể có giá gấp 3-4 lần so với cây hoa giấy thông thường.

Không chỉ ghép được nhiều màu hoa trên cùng một thân, cộng thêm phần gốc có hình thù kỳ dị, khiến bonsai hoa giấy của ông Màu luôn được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Những chậu bonsai thường được ông Màu bán với giá từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng, tùy cây. Còn những cây độc lạ sẽ có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Trong số này, nhiều chậu được ngã giá rất cao nhưng ông vẫn chưa đồng ý bán.

(Theo Dân Việt)