- Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa trải lòng với VietNamNet sau gần 1 năm làm Tư lệnh ngành giao thông.

Sau gần 1 năm đảm nhiệm "ghế nóng" của ngành GTVT, Bộ trưởng có thể chia sẻ về những trăn trở?

Nhìn một cách tổng quát, tôi cho rằng năm qua toàn ngành GTVT đã đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn để có khởi đầu thuận lợi cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.

Mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng “điểm nóng” BOT đã hạ nhiệt đáng kể khi Bộ đã tiến hành rà soát, đánh giá lại kết quả đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011-2015; điều chỉnh mức thu phí, đến nay đã giảm tại 29 trạm vượt so với chỉ đạo của Chính phủ là 10 trạm.

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được tăng cường quản lý, tập trung ưu tiên đầu tư các dự án thực sự cấp thiết, các dự án mang tính kết nối, thúc đẩy phát triển vùng.

{keywords}
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa

Trong năm qua, ngành thường xuyên tổ chức đối thoại, tiếp xúc nhằm giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải.

Những việc làm trong năm 2017, 2018

Việc huy động vốn cho phát triển hạ tầng giao thông hiện rất khó khăn, vậy thời gian tới ngành giao thông sẽ “xoay sở” thế nào?

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho ngành GTVT từ 2016-2020 gần 1 triệu tỷ đồng, trong khi khả năng đáp ứng từ ngân sách rất hạn chế. Do vậy, việc xã hội hóa đầu tư vào giao thông rất cần thiết.

Chúng tôi xác định xây dựng chính sách chia sẻ rủi ro với chủ đầu tư, xây dựng luật về đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (hiện mới dừng ở mức nghị định). Nghiên cứu chính sách ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi làm phần vốn góp của Nhà nước.

Trước mắt, Bộ đang xây dựng phương án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ chi trả giải phóng mặt bằng, qua đó tạo động lực thu hút vốn nhà đầu tư.

{keywords}
Giải quyết ùn tắc giao thông tại các TP lớn đang là việc cấp bách không chỉ với địa phương mà cả ngành giao thông vận tải

Chính phủ giao ngành giao thông đến năm 2020 xây dựng được 2.500km đường cao tốc, Bộ trưởng có cảm thấy áp lực khi việc huy động vốn đầu tư đang gặp khó khăn?

Các dự án trên tuyến cao tốc Bắc - Nam có kinh phí đầu tư lớn, nếu chỉ thu phí các phương tiện sẽ không thể hoàn vốn đầu tư. Do vậy, để các dự án khả thi về mặt tài chính, bắt buộc phải có phần hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Đây là điều kiện nhằm thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư.

Hiện chúng tôi đang tập trung nghiên cứu để sớm triển khai dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên để làm được phải ưu tiên thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước theo hình thức hợp tác công - tư.

Bộ GTVT sẽ phân kỳ đầu tư các đoạn tuyến theo nhu cầu vận tải, xây dựng một số cơ chế đặc thù về tài chính, đấu thầu, tổ chức thực hiện... cho các tuyến cao tốc để thu hút nhà đầu tư.

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho biết: Để ngành đường sắt thay đổi, cạnh tranh “sòng phẳng” với các loại hình vận tải khác, cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này.

Đặc biệt phải tạo lập cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động đường sắt, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ; kiểm soát, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đường sắt, đặc biệt vận tải hành khách.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang được Bộ GTVT nghiên cứu để trình Chính phủ, tới nay đã được triển khai ra sao?

Đây là dự án lớn, cần cân nhắc về hiệu quả kinh tế, điều kiện kinh tế - xã hội và nguồn lực đầu tư, nhưng về lâu dài rất cần thiết cho phát triển đất nước.

Bộ GTVT đã phê duyệt đề cương dự toán và giao Ban Quản lý dự án đường sắt lựa chọn tư vấn trong nước rà soát các nghiên cứu trước đây để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Chúng tôi dự kiến tổ chức nghiên cứu, hội thảo, xin ý kiến và hoàn thiện nghiên cứu dự án trong năm 2017. 

Năm 2018 sẽ trình Thủ tướng, Hội đồng thẩm định Nhà nước và trình QH quyết định chủ trương đầu tư.

Chống ùn tắc trên không và dưới đất

Hàng không đang phát triển nóng, tắc nghẽn cả trên trời lẫn dưới mặt đất. Vậy ngành giao thông sẽ làm gì để hàng không phát triển bền vững?

Giai đoạn 2011-2016, ngành hàng không Việt Nam luôn tăng trưởng cao liên tục. Các cảng hàng không đang quá tải, khai thác vượt công suất thiết kế, đặc biệt tại Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh và sắp tới là Nội Bài.

Chúng tôi xác định phải nâng cấp, mở rộng hạ tầng hàng không. Như nâng cấp, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên 40-50 triệu khách/năm, hoàn thành mở rộng sân bay Đà Nẵng, Cam Ranh... 

Đặc biệt, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện dự án đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành.

{keywords}
Bộ trưởng GTVT cho biết, sẽ nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên 45 -50 triệu khách/năm để chống quá tải

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP.HCM đang thực sự là thách thức lớn đòi hỏi phải có những giải pháp cấp bách, đồng bộ. Bộ trưởng có thể cho biết giải pháp đó là gì?

Nhiệm vụ trọng tâm vẫn là phát triển và hoàn thiện hệ thống vận tải hành khách công cộng, như các tuyến buýt kết nối ngoại thành với trung tâm, khuyến khích phát triển xe đưa đón học sinh, công nhân... Đẩy nhanh tiến độ xây dựng để sớm đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị.

Về lâu dài, việc phát triển các khu đô thị phải đáp ứng quỹ đất dành cho giao thông theo quy định (từ 16-26%), xây dựng hệ thống bãi đỗ xe, di dời trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước, trường học, bệnh viện khỏi trung tâm thành phố...

Địa danh mới: Sông Hà Lội, biển Sài Ùm

Địa danh mới: Sông Hà Lội, biển Sài Ùm

Hà Nội, Sài Gòn chi hàng vạn tỷ để chống ngập mà mưa to, hoặc mưa trùng triều cường là ngập.

Thực hư vụ hành lý của Việt kiều bị cắt khóa ở Tân Sơn Nhất

Thực hư vụ hành lý của Việt kiều bị cắt khóa ở Tân Sơn Nhất

Khi nhận hành lý tại sân quốc tế bay Tân Sơn Nhất, đôi vợ chồng Việt Kiều tá hỏa phát hiện 2 kiện hàng bị cắt khóa nên quy trách nhiệm do sân bay gây ra.

ĐBQH Phạm Quang Thanh không đi du lịch dịp Tết

ĐBQH Phạm Quang Thanh không đi du lịch dịp Tết

Là TGĐ Tổng công ty Du lịch Hà Nội, song ĐB Phạm Quang Thanh kể Tết nhà anh vẫn rất truyền thống, chưa có khái niệm đi du lịch.

Vũ Điệp