– Ngày 12/9, Bộ Y tế đã gửi một báo cáo về “Một số nội dung về đổi mới cơ chế tài chính của ngành y tế và điều chỉnh giá viện phí” tới các báo với mong muốn “lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí và cơ quan báo chí nghiên cứu, ủng hộ Bộ Y tế trong việc tuyên truyền vận động giúp nhân dân và xã hội đồng thuận, ủng hộ chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về Y tế”.
Trong công văn này, Bộ Y tế đã trình bày tóm tắt thông tin về việc thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế tài chính và điều chỉnh giá viện phí ở các đơn vị y tế công lập; Kết quả thực hiện việc thu một phần viện phí thời gian qua; …
Bộ Y tế cũng nêu rất kỹ về các tồn tại trong vấn đề viện phí hiện nay và đưa ra nhiều lý lẽ phân tích để thấy được sự cần thiết phải điều chỉnh khung giá viện phí. Đặc biệt, trước các ý kiến phản hồi về cách xây dựng khung giá mới, Bộ Y tế còn nêu lại quá trình xây dựng khung giá với sự tham gia của nhiều Bộ, Ban, Ngành để chứng minh sự khách quan của khung giá mới.
Bộ Y tế đưa ra 5 lý do dẫn tới việc tăng viện phí, trong đó nhấn mạnh vào lý do khung giá cũ ban hành năm 1995 đã quá lạc hậu. “Trong khi giá vá xăm xe đạp xe máy đã là 10-15.000 đồng/miếng thì tiền khám bệnh vẫn là 3.000 đồng/lần”. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2011 so với năm 1995 cũng đã tăng 3,4 lần nhưng mức thu viện phí không được điều chỉnh khiến các bệnh viện gặp khó khăn.
Ngoài ra, hiện nay Ngân sách Nhà nước cấp cho các bệnh viện còn rất thấp (40-50 triệu đồng/giường bệnh/năm), chưa bảo đảm chi trả tiền lương theo ngạch bậc, phụ cấp, đóng bảo hiểm. Hầu hết chi phí để vận hành bệnh viện và thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh đều phải sử dụng từ nguồn thu viện phí và BHYT.
Các lý do còn lại được đưa ra là công nghiệ y tế ngày càng tiên tiến nên nhiều loại vật tư hóa chất thay đổi hoàn toàn về phương thức sử dụng làm chi phí tăng lên. Chưa hết, các kỹ thuật trước đây được làm thủ công thì nay thay thế bằng máy móc nên giá thành không thể đứng yên. Do không có tiền trang bị, sửa chữa nên máy móc xuống cấp trầm trọng. Mặt khác, hơn 60% dân số đã có thẻ BHYT. Nếu không điều chỉnh viện phí thì bênh viện không có tiền duy trì họat động và làm hạn chế quyền lợi của người bệnh.
Theo quan điểm của Bộ Y tế thì tăng viện phí sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới 53 triệu người đã có thẻ BHYT (chiếm 62% dân số). Bộ lý giải: Trong tổng số viện phí mà người bệnh và quỹ BHYT thanh toán thì có tới trên 60% là tiền thuốc, máu, dịch truyền, vật tư người bệnh sử dụng trực tiếp. Ngoài ra có khoảng 30% là chi phí của các dịch vụ như khám bệnh, ngày giường điều trị, chiếu, chụp, xét nghiệm, vv…
Bộ Y tế khẳng định giá viện phí mới chỉ điều chỉnh khoảng 10% số dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đang thực hiện, trong đó có tiền khám bệnh và tiền giường bệnh nên dự báo tổng số viện phí tăng không nhiều so với hiện nay.
Bộ lấy ví dụ: 1 người bệnh đi khám ở BV X. Hiện người bệnh phải trả 3.000 đồng tiền khám; 300.000 cho các xét nghiệm, chiếu chụp, thủ thuật; tiền giường điều trị 7 ngày hết khoảng 105.000 đồng; tiền thuốc, dịch truyền, máu, vật tư sử dụng trực tiếp khoảng 1.000.000 đồng, tổng cộng khoảng 1.408.000 đồng. Nếu tính theo giá viện phí mới (dự kiến sẽ điều chỉnh) thì tiền khám bệnh là 25.000 đồng; các xét nghiệm, chụp chiếu, thủ thuật là 350.000 đồng; tiền giường điều trị 7 ngày hết 350.000 đồng; tiền thuốc, dịch truyền, máu, vật tư không đổi (1.000.000 đồng). Như vậy, nếu tính theo giá mới, tổng viện phí là 1.725.000 đồng, tăng 317.000 đồng (20%).
Các đối tượng nghèo, cận nghèo tham gia BHYT cũng không phải quá lo lắng vì Nhà nước đã hỗ trợ 50-60% mức đóng BHYT. Với những đối tượng không tham gia BHYT bắt buộc, có thu nhập khá trở lên thì họ có khả năng chi trả. Với những bệnh nặng, chi phí lớn và có thể họ cũng không đủ khả năng để chi trả. Bộ y tế đưa ra phương án là vận động những đối tượng này tham gia BHYT tự nguyện.
Đây là những lý giải “một chiều” mà Bộ Y tế đưa ra nhằm thuyết phục dư luận. Cách đây khoảng 1 năm, khi thông tin về giá viện phí mới được báo chí đăng tải, Bộ Y tế đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ người dân.
Đại đa số họ cho rằng mức tăng (có dịch vụ tăng giá gấp 10 lần, thậm chí gần 20 lần) là quá cao, cách tính giá chưa minh bạch, vv … Và căng thẳng nhất là chuyện người dân bức xúc vì ngành y muốn tăng viện phí trong bối cảnh chất lượng phục vụ và y đức đang xuống cấp ở mức đáng báo động.
Ngày hôm nay (14/9), Bộ Y tế sẽ tổ chức một hội nghị xin ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế họat động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập (trong đó có vấn đề tăng viện phí).
VietNamNet sẽ tiếp tục phản ánh những ý kiến đa chiều về vấn đề này tới bạn đọc.
Ngọc Anh
Trong công văn này, Bộ Y tế đã trình bày tóm tắt thông tin về việc thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế tài chính và điều chỉnh giá viện phí ở các đơn vị y tế công lập; Kết quả thực hiện việc thu một phần viện phí thời gian qua; …
Bộ Y tế cũng nêu rất kỹ về các tồn tại trong vấn đề viện phí hiện nay và đưa ra nhiều lý lẽ phân tích để thấy được sự cần thiết phải điều chỉnh khung giá viện phí. Đặc biệt, trước các ý kiến phản hồi về cách xây dựng khung giá mới, Bộ Y tế còn nêu lại quá trình xây dựng khung giá với sự tham gia của nhiều Bộ, Ban, Ngành để chứng minh sự khách quan của khung giá mới.
Theo quan điểm của Bộ Y tế thì việc tăng viện phí sẽ giúp người bệnh có điều kiện khám chữa bệnh tốt hơn (do bệnh viện được cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc). Bộ cũng cho rằng việc tăng viện phí sẽ giúp quyền lợi người bệnh được đảm bảo (Ảnh: C.Q) |
Bộ Y tế đưa ra 5 lý do dẫn tới việc tăng viện phí, trong đó nhấn mạnh vào lý do khung giá cũ ban hành năm 1995 đã quá lạc hậu. “Trong khi giá vá xăm xe đạp xe máy đã là 10-15.000 đồng/miếng thì tiền khám bệnh vẫn là 3.000 đồng/lần”. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2011 so với năm 1995 cũng đã tăng 3,4 lần nhưng mức thu viện phí không được điều chỉnh khiến các bệnh viện gặp khó khăn.
Ngoài ra, hiện nay Ngân sách Nhà nước cấp cho các bệnh viện còn rất thấp (40-50 triệu đồng/giường bệnh/năm), chưa bảo đảm chi trả tiền lương theo ngạch bậc, phụ cấp, đóng bảo hiểm. Hầu hết chi phí để vận hành bệnh viện và thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh đều phải sử dụng từ nguồn thu viện phí và BHYT.
Các lý do còn lại được đưa ra là công nghiệ y tế ngày càng tiên tiến nên nhiều loại vật tư hóa chất thay đổi hoàn toàn về phương thức sử dụng làm chi phí tăng lên. Chưa hết, các kỹ thuật trước đây được làm thủ công thì nay thay thế bằng máy móc nên giá thành không thể đứng yên. Do không có tiền trang bị, sửa chữa nên máy móc xuống cấp trầm trọng. Mặt khác, hơn 60% dân số đã có thẻ BHYT. Nếu không điều chỉnh viện phí thì bênh viện không có tiền duy trì họat động và làm hạn chế quyền lợi của người bệnh.
Theo quan điểm của Bộ Y tế thì tăng viện phí sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới 53 triệu người đã có thẻ BHYT (chiếm 62% dân số). Bộ lý giải: Trong tổng số viện phí mà người bệnh và quỹ BHYT thanh toán thì có tới trên 60% là tiền thuốc, máu, dịch truyền, vật tư người bệnh sử dụng trực tiếp. Ngoài ra có khoảng 30% là chi phí của các dịch vụ như khám bệnh, ngày giường điều trị, chiếu, chụp, xét nghiệm, vv…
Bộ Y tế khẳng định giá viện phí mới chỉ điều chỉnh khoảng 10% số dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đang thực hiện, trong đó có tiền khám bệnh và tiền giường bệnh nên dự báo tổng số viện phí tăng không nhiều so với hiện nay.
Bộ lấy ví dụ: 1 người bệnh đi khám ở BV X. Hiện người bệnh phải trả 3.000 đồng tiền khám; 300.000 cho các xét nghiệm, chiếu chụp, thủ thuật; tiền giường điều trị 7 ngày hết khoảng 105.000 đồng; tiền thuốc, dịch truyền, máu, vật tư sử dụng trực tiếp khoảng 1.000.000 đồng, tổng cộng khoảng 1.408.000 đồng. Nếu tính theo giá viện phí mới (dự kiến sẽ điều chỉnh) thì tiền khám bệnh là 25.000 đồng; các xét nghiệm, chụp chiếu, thủ thuật là 350.000 đồng; tiền giường điều trị 7 ngày hết 350.000 đồng; tiền thuốc, dịch truyền, máu, vật tư không đổi (1.000.000 đồng). Như vậy, nếu tính theo giá mới, tổng viện phí là 1.725.000 đồng, tăng 317.000 đồng (20%).
Các đối tượng nghèo, cận nghèo tham gia BHYT cũng không phải quá lo lắng vì Nhà nước đã hỗ trợ 50-60% mức đóng BHYT. Với những đối tượng không tham gia BHYT bắt buộc, có thu nhập khá trở lên thì họ có khả năng chi trả. Với những bệnh nặng, chi phí lớn và có thể họ cũng không đủ khả năng để chi trả. Bộ y tế đưa ra phương án là vận động những đối tượng này tham gia BHYT tự nguyện.
Theo quan điểm của Bộ Y tế thì tăng viện phí sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới 53 triệu người đã có thẻ BHYT (chiếm 62% dân số) |
Đây là những lý giải “một chiều” mà Bộ Y tế đưa ra nhằm thuyết phục dư luận. Cách đây khoảng 1 năm, khi thông tin về giá viện phí mới được báo chí đăng tải, Bộ Y tế đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ người dân.
Đại đa số họ cho rằng mức tăng (có dịch vụ tăng giá gấp 10 lần, thậm chí gần 20 lần) là quá cao, cách tính giá chưa minh bạch, vv … Và căng thẳng nhất là chuyện người dân bức xúc vì ngành y muốn tăng viện phí trong bối cảnh chất lượng phục vụ và y đức đang xuống cấp ở mức đáng báo động.
Ngày hôm nay (14/9), Bộ Y tế sẽ tổ chức một hội nghị xin ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế họat động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập (trong đó có vấn đề tăng viện phí).
VietNamNet sẽ tiếp tục phản ánh những ý kiến đa chiều về vấn đề này tới bạn đọc.
Ngọc Anh