-Nhiều bạn đọc đã gửi ý kiến về Báo VietNamNet bày tỏ bức xúc sau khi đọc bài “Lò bát quái và ống khói kỳ dị trên phố Hà Nội”.
TIN BÀI KHÁC:
Năm sinh trong sổ hưu không khớp, làm thế nào?
Ảnh minh họa |
Email us_friendship15@yahoo.com cổ vũ: Hoan hô VietNamNet với những bài làm trong sạch đường phố Hà Nội! Nhưng có lẽ phải nói cả trên phạm vi toàn quốc, các đề tài nhìn thấy như cafe vỉa hè mọc ra như cỏ dại; buôn bán, chợ (tất cả các cầu của TP HCM...là chợ cho người bán cua, ghẹ, tôm, mía...); tất cả bệnh viện đều bị chợ bao vây. Nhà nước tốn tiền làm vỉa hè, làm hành lang cho các chợ này ... Xe máy thì ngừng ngay bên đường để mua hàng chợ ...Những câu chuyện, hình ảnh như thế là đề tài rất sống động cho các bài viết!
Với giọng buồn buồn, bạn Le Huong chia sẻ: Tôi đi xa bao nhiêu năm, đã đọc nhiều bài báo viết về việc chiếm dụng vỉa hè Hà Nội, nhưng khi “mục sở thị” thì thấy Hà Nội bây giờ nhếch nhác hơn tôi hình dung nhiều!
Lời than thở của Quốc Anh: Cạnh nhà tôi có hàng cơm bụi kiêm kinh doanh ga. Họ không có bếp nên mang hết 10 cái bếp lò (7 bếp dùng than tổ ong và 3 bếp ga) ra bày trên hè phố. Cá, thịt được quay, rồi rán, rồi nướng… Hàng phố chịu đựng mùi khét suốt ngày và riêng khoản than khí thì được hít thở từ sáng sớm. Ngoài nguy cơ cháy nổ ga, thì cảnh phản cảm, mất vệ sinh, hủy hoại môi trường diễn ra khá lâu rồi, nhưng chính quyền phường Vĩnh Phúc, Ba Đình vẫn làm ngơ.
Nỗi khổ không của riêng ai, email mrvoteka@gmail.com chia sẻ: Nhà mình ở Bạch Mai, gần hàng bún chả, cả phố không ai dám mở cửa sổ. Bên ngoài nhà lúc nào cũng bám đầy dầu mỡ. Bún chả rất ngon nhưng mà ngửi khói thì khiếp thật!
Cùng cảm nhận ý kiến trên, bạn Linh Nguyễn: Bực mình với mấy quán này lắm. Bếp, ống khói làm ngay ngoài đường để mùi bay khắp, câu khách. Họ nướng mà khói bay tùm lum. Nhiều lúc khói bay vào mắt cay chảy nước mắt, không nhìn thấy đường dù đã đeo mắt kính, chụp kính của nón bảo hiểm. Mà đường thì đông xe, rất dễ xảy ra tai nạn. Bạn Nguyễn Thị Thắm đồng tình: Rất nguy hiểm. Mà quái ác là các quán này họ vừa nướng vừa bật quạt thổi khí thải ra đường.
Với tâm trạng lo ngại, Nam Khanh góp chuyện: Ở nhiều nơi, các quán vỉa hè có chiêu nướng thịt bốc khói thơm nghi ngút, xả khói thịt nướng ra đường để… dụ khách ăn. Tuy nhiên khói này bốc ra từ các lượng mỡ cháy nên chứa nồng độ chất gây ung thư rất cao, cao hơn cả trong khói thuốc lá! Bạn Nguyễn Khanh suy tư: Vì miếng ăn của người này mà thành cái chết của người khác. Gia đình nào có người ốm, người bị bệnh phổi - hen mới càng thấu nỗi khổ. Khác nào bị xịt hơi ngạt!
Bằng giọng hài hước, Nguyễn Việt bình luân: Bún chả đặc sản… khói của người Hà Nội!
“Người đi đường chỉ là thoảng qua. Còn hàng xóm của những nhà này mới thấu hiểu thế nào là khí lò than (Hidro Sunfua), quanh năm phải đóng cửa, có nhà mà không muốn về. Thật là đau đớn khi phải ước là “Ước gì nước ta không có tài nguyên than đá” hoặc là than đá thật đắt, đắt hơn khí ga! Tội chiếm vỉa hè, lòng đường phải cộng với tội hàng ngày, hàng giờ đầu độc cộng đồng, đầu độc hàng xóm thành… tội rất nặng”! Đó là ý kiến của bạn Nhân Chính.
Bạn Hồng Lam bức xúc: Đi qua mấy cái bếp lò nướng này thì đúng là cực hình, mùi khét với khói nồng nặc ám vào người không thể chịu nổi. Sao họ có thể ngang nhiên bầy bếp ra vỉa hè thế mà không có cơ quan nào xử lý nhỉ? Quốc Anh nêu thắc mắc: Cảnh sát môi trường, trật tự đô thị và chính quyền địa phương ở đâu? Han Tan đặt câu hỏi: Chuyện này thường thấy ở nội thành Hà Nội, tác hại như thế nào đã rõ! Cơ quan chức năng sao không có có biện pháp hữu hiệu để SOS?
Cách lý giải của Thanh Phong: Nhà hàng không tự nhiên mang ống khói ra mặt đường được, nếu không có sự bao che của những người có trách nhiệm ở phường, hay nói cách khác là họ đã “làm luật” rồi? Còn bạn Chính thì “nói mát”: Khi nhà hàng làm bếp lò, đặt ống khói cả mấy ngày, chẳng thấy ai ngăn cản cả nên họ cứ thoải mái mà làm. Đến khi thấy nhiều quá rồi hoặc bị nhắc nhở mới đi dẹp thì… lại có thành tích!
Ban Bạn đọc