Cùng "họ hàng" với các loại rắn độc trên cạn, thế nhưng nọc độc của rắn biển
(còn gọi là đẻn) còn mạnh gấp nhiều lần. Thời gian gần đây, giới đại gia đang
săn lùng loại sản vật này từ lời đồn về hàng loạt công hiệu kỳ bí.
TIN BÀI KHÁC:
Đột nhập cửa hàng để 'cưỡng hiếp'... búp bê
Công Vinh sẽ tham gia Bước nhảy hoàn vũ?
Vụ thầy giáo gạ tình: Thanh tra vào cuộc
Trói tài xế, cướp taxi Mai Linh
"Thần dược" rắn biển
Khi bia, rượu ngoại...đã trở nên phổ biến thì nhiều người, nhất là số "dư dả của nả" chuyển sang sử dụng các loại rượu ngâm, thịt thú có nguồn gốc hoang dã. Loài nào càng quí hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao và độc thì càng được chuộng.
Đẻn, con vật được truyền tụng là "thần dược".
Vì vậy cùng với rắn, rết, bọ cạp...đẻn bắt đầu "lên ngôi" và trở thành con vật
bị săn lùng ráo riết. Theo lời kể của một số lão ngư ở vùng ven biển Bình Sơn,
Lý Sơn, thì khoảng chục năm về trước, khi bắt được đẻn, ngư dân thường đem vứt
lại xuống biển vì ăn thì sợ ngộ độc; còn lấy về thì cũng chẳng biết làm gì.
Nhưng giờ đây khi đẻn được ca tụng như một loại "thần dược", thì đánh bắt được
nó coi như là “vô mánh”. Ngoài chữa một số bệnh về xương khớp, có người còn viện
dẫn cả sách Trung Quốc rằng nếu đẻn đem sắc với một số vị thuốc sẽ mang lại cả
sự trường sinh bất lão (?).
Công dụng thế nào thì chưa rõ, thế nhưng điều đó đã đưa đẻn từ con vật “bỏ đi”
leo lên giá từ 200- 400.000 đồng/kg. Đẻn được chia làm 2 loại là đẻn cá và đẻn
kim. Đẻn cá có đầu to, khoang trên thân có màu nhạt và trọng lượng thường từ
0,4-0,7kg/con, được mua từ 200-350.000 đồng/kg; còn đẻn kim thì đầu nhỏ hơn, với
trọng lượng trung bình từ 0,1-0,4kg, có giá đắc hơn, khoảng 500-700.000/kg.
Ngoài tiết đẻn, thì mật đẻn cũng được lấy pha rượu. Mỗi thứ có tác dụng riêng:
rượu mật thì hạ hỏa, tiêu đờm, tăng khí huyết; còn rượu tiết giúp bổ thận, tráng
dương, một chủ quán chuyên bán hải sản ở T.p Quảng Ngãi giảng giải.
Tuy nhiên được chuộng và phổ biến nhất vẫn là đẻn nguyên con ngâm rượu. Chẳng
kém gì Viagra, ai thấy "yếu" trong người thì ban đêm chỉ cần uống vài ly rượu
đẻn, thì sáng ra chắc chắn "vợ vừa quét sân vừa hát ”.
Và càng hiệu nghiệm hơn nếu hủ rượu đẻn bỏ ngâm thêm vài con cá ngựa, sao
biển...Hưng, một "chuyên gia" sưu tầm các loại rượu ngâm "hàng độc" ở Quảng Ngãi
chắc "như đinh đóng cột".
Cười, khóc chuyện “hàng độc”
Chính vì nguyên do như vậy cho nên nhiều hàng quán dọc Quốc lộ 1A đi qua Quảng
Ngãi như: Phổ Thạnh, Đức Phổ; Sông Cầu, Phú Yên... rượu đẻn được bày bán la
liệt, với giá từ vài trăm đến vài triệu đồng một hủ tuỳ theo số lượng đẻn nhiều
ít và có ngâm thêm những loại khác, như: Cá ngựa, ốc kèn, sao biển... hay không.
Một chủ quán ở Sa Huỳnh, Đức Phổ khoe: Cách đây không lâu, một ông khách đi
chiếc xe Mercedes mang biển số T.p Hồ Chí Minh đã tiếng móc ví trả 5 triệu đồng
cho hủ rượu đẻn 6 con mà không thèm trả một tiếng. Tuy nhiên thời gian gần đây
do bị đánh bắt quá nhiều nên số lượng đẻn mua được rất ít.
Nhiều khi cả tháng trời mới được một vài kg, cho nên không ít lần phải vào tận
các tỉnh phía nam mua để chở về bán. Đẻn khan hiếm nên không phải lúc nào có
tiền cũng mua được, nhất là đẻn sống.
Non một tháng trước, để mừng việc thắng thầu một dự án lớn, bản than người viết
được một chủ doanh nghiệp mời đi với lời thì thầm đầy bí mật: Sẽ chiêu đãi món
độc. Cuộc hẹn diễn ra tại một nhà hàng đặc sản có tiếng ở T.p Quảng Ngãi, với
một chai rượu tiết để sẵn trên bàn.
Người này từ tốn, giải thích: “Dù sống ở biển, nhưng tôi dám chắc ông chưa uống
loại này bao giờ. Mà tôi đây cũng là lần thứ 2 thôi, tiết đẻn đấy. Hôm trước vào
thành phố Hồ Chí Minh được mấy đồng nghiệp cho dùng thử, thấy hiệu nghiệm, nên
về lung khắp nơi mãi đến nay mới có”.
Đẻn được ngâm cùng với cá ngựa, sao biển để tăng công dụng.
Con này nặng gần 1kg, trị giá gần 1 triệu đồng. Cầu thì ngày một tăng, nhưng
nguồn cung thì ít và khan hiếm cho nên không ít chủ quán sử dụng các mánh khoé,
thủ đoạn để lừa người mua.
Một người chuyên bán rượu đẻn ngâm giải thích: Đẻn có nhiều loại và tuỳ theo lớn
nhỏ mà có giá khác nhau, với mức sự chênh lệch giữa loại này với loại kia thường
từ 200-300.000 đồng/kg. Thế nhưng không phải "thượng đế" nào cũng phân biệt
được, vì vậy không ít vị khách đã bị "dính chưởng" với giá... trên trời. Một
chiêu khác là dùng đẻn đúng loại "xịn" 100%, thế nhưng nước ngâm thứ bao nhiêu
thì chỉ... người bán mới biết.
Bên cạnh đó để hủ rượu đẻn "đểu" có sức "thu hút": Màu đẹp, bắt mắt người bán
không ngần ngại dùng phẩm màu pha vào...
Tử nạn vì đẻn
Đẻn thường sống ở vùng biển gần các khu vực đảo, ngoài khơi xa. Để bắt đẻn, ngư
dân thường dùng máy xung điện, dây dẫn, cần dài 4 - 5m, với phía đầu có sợi dây
nhôm nối với xung điện. Khi phát hiện đẻn, thợ săn nhẹ nhàng đưa cần điện đến
gần và bấm nút.
Ngay lập tức đẻn sẽ bị điện giật nằm im và "thợ" chỉ cần đưa vợt đến vớt rồi bỏ
vào bao buộc chặt lại (vì chừng 10 phút sau thì đẻn sẽ sống lại bình thường).
Nghe thì đơn giản, nhưng "thợ săn" phải thận trọng, bởi lẻ nhiều con đẻn lớn rất
khoẻ nên dù đã bấm điện nhiều lần vẫn chưa bất tỉnh sẽ lao đến cắn trả.
Gặp trường hợp đó thì thợ săn phải dùng lao để đâm chết. Một số khác dùng lao
đâm, súng bắn tên; hoặc sử dụng lưới giã cào. Cũng như những loại rắn độc, hay
mãnh thú khác sống trên cạn, đẻn thường không cắn người nếu như không bị chọc
giận, tấn công.
Điều nguy hiểm đối với săn bắt đẻn là người bị cắn thường không thấy đau, đến
khi thấy cơ thể lạnh dần, cơ chân tay cứng thì mọi chuyện xem như đã rồi, anh
Bình, ngư dân ở đảo Lý Sơn cho biết. Và đã có nhiều trường hợp do sơ sẩy, bất
cẩn và cả sự chủ quan, không ít người mất mạng vì con vật này.
Ngư dân Nguyễn Văn Khiêm (37 tuổi), ở Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, kể: Khoảng 1 năm
trước, trong một lần đi bạn cho một chủ thuyền ở T.p Vũng Tàu, khi ra khơi đánh
bắt được 2 ngày lúc kéo lưới bắt được một con đẻn nặng chừng 0,4kg. Cũng như mọi
lần, anh Thu (36 tuổi), quê ở Khánh Hoà, một ngư dân cùng đi trên thuyền đưa tay
định chụp cổ bỏ vào thùng. Thế nhưng bất ngờ con đẻn quẫy mình nên tay anh Thu
nắm lệch phía dưới thân vì vậy đã bị con đẻn quay đầu lại cắn vào tay.
Mặc dù chiếc thuyền đã mở hết tốc lực, thế nhưng do quãng đường quá xa nên anh
Thu đã trút hơi thở cuối cùng trước khi thuyền cập bến. Nguy hiểm là vậy nhưng
do đẻn có giá trị cao, cho nên tại nhiều vùng biển miền trung vẫn sôi sục những
cuộc săn lùng loài vậy này.
(Theo GDVN)