Theo Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng, không thể vì kinh tế khó khăn mà doanh nghiệp được phép ở lại sàn, vì như vậy, hàng hóa trên sàn sẽ kém chất lượng.
Âm thầm thâu tóm công ty chứng khoán
Sẽ ồ ạt lập công ty chứng khoán 100% vốn ngoại?
Sẽ ồ ạt lập công ty chứng khoán 100% vốn ngoại?
Chứng khoán lạnh nhạt với T+3
Từ đầu năm đến nay đã có 15 doanh nghiệp bị hủy niêm yết trên 2 sàn chứng khoán TPHCM và Hà Nội, trong đó hơn một nửa là do công ty kinh doanh thua lỗ, một vài công ty tự xin hủy niêm yết vì lý do riêng, một số ít bị hủy do không tuân thủ quy định công bố thông tin. Đồng thời hiện tại cũng có một số công ty lỗ vượt vốn chủ sở hữu và một số công ty lỗ 3 năm liên tiếp nằm trong danh sách có khả năng bị hủy niêm yết theo quy định.
Bàn riêng về vấn đề doanh nghiệp bị hủy niêm yết do kinh doanh thua lỗ, do trong các năm gần đây kinh tế khó khăn, nên chăng cho họ cơ hội khắc phục, theo ông Bằng, nếu để doanh nghiệp thua lỗ vẫn niêm yết thì chất lượng hàng hóa trên sàn bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, sau một thời gian thị trường chứng khoán phát triển theo chiều rộng, không quy định khắt khe các tiêu chuẩn niêm yết để mời gọi doanh nghiệp đến với thị trường thì đến giờ thị trường cần phát triển theo chiều sâu, làm sao để nhà đầu tư yên tâm hơn khi mua cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn. Và đây cũng là xu hướng chung của các nước, để tránh cho hình ảnh của thị trường chứng khoán xấu đi trong mắt nhà đầu tư.
“Nếu doanh nghiệp thua lỗ liên tục, chưa khắc phục được, nhưng ngại hủy niêm yết sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư thì có thể xin niêm yết tại sàn UPCoM”, ông Bằng nói thêm.
Từ đầu năm đến nay đã có 15 doanh nghiệp bị hủy niêm yết trên 2 sàn chứng khoán TPHCM và Hà Nội, trong đó hơn một nửa là do công ty kinh doanh thua lỗ, một vài công ty tự xin hủy niêm yết vì lý do riêng, một số ít bị hủy do không tuân thủ quy định công bố thông tin. Đồng thời hiện tại cũng có một số công ty lỗ vượt vốn chủ sở hữu và một số công ty lỗ 3 năm liên tiếp nằm trong danh sách có khả năng bị hủy niêm yết theo quy định.
Bàn riêng về vấn đề doanh nghiệp bị hủy niêm yết do kinh doanh thua lỗ, do trong các năm gần đây kinh tế khó khăn, nên chăng cho họ cơ hội khắc phục, theo ông Bằng, nếu để doanh nghiệp thua lỗ vẫn niêm yết thì chất lượng hàng hóa trên sàn bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, sau một thời gian thị trường chứng khoán phát triển theo chiều rộng, không quy định khắt khe các tiêu chuẩn niêm yết để mời gọi doanh nghiệp đến với thị trường thì đến giờ thị trường cần phát triển theo chiều sâu, làm sao để nhà đầu tư yên tâm hơn khi mua cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn. Và đây cũng là xu hướng chung của các nước, để tránh cho hình ảnh của thị trường chứng khoán xấu đi trong mắt nhà đầu tư.
“Nếu doanh nghiệp thua lỗ liên tục, chưa khắc phục được, nhưng ngại hủy niêm yết sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư thì có thể xin niêm yết tại sàn UPCoM”, ông Bằng nói thêm.
Hiện tại, theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP, có hiệu lực từ 15/9, điều kiện
được niêm yết còn khắt khe hơn trước. Trong đó, doanh nghiệp phải có 2
năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký
niêm yết, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần
nhất tối thiểu là 5%, hoạt động kinh doanh của 2 năm liền trước phải có
lãi, không có nợ quá hạn trên 1 năm, không lỗ lũy kế đến năm đăng ký
niêm yết. Đồng thời, vốn điều lệ của các công ty có nhu cầu niêm yết
trên sàn Hà Nội là 30 tỉ đồng, sàn TPHCM là 120 tỉ đồng. Tuy vậy, theo ông Bằng, với những hồ sơ đã hoàn tất, Ủy ban cũng chấp nhận cho niêm yết dù vốn điều lệ không đủ chuẩn. Cụ thể như Công ty cổ phần Đá Spilít và Công ty cổ phần Xây dựng điện VNECO4 có vốn điều lệ lần lượt là 25 tỉ đồng và 10,28 tỉ đồng, thấp hơn nhiều so với chuẩn niêm yết 30 tỉ đồng theo Nghị định 58. |
(Theo TBKTSG)