Loài cá nào nguy hiểm nhất? Chắc bạn nghĩ ngay danh hiệu ấy sẽ thuộc về cá mập, cá chình điện? Không, nó chỉ là con cá chép thông thường.
Cá là món ăn ngon và tốt về nhiều mặt theo quan điểm dinh dưỡng. Nhưng do có những xương nhỏ cá có thể gây ra những tai nạn, thường không trầm trọng lắm là hóc xương. Loài cá nào gây nhiều vụ hóc xương nhất. Các bác sĩ Israen, bệnh viện Shiba đã theo dõi suốt một năm và đưa các số liệu thống kê gây tò mò (và có lẽ cũng có ích) như sau:
Số “tai nạn” hóc xương cá chép phải đến cấp cứu tại bệnh viện Shiba trong năm qua là 108 vụ, trong đó xảy ra nhiều nhất là vào bữa sáng ngày thứ bảy. 94 vụ bị hóc xương tại nhà, chỉ 9 vụ là trong khách sạn. 48% bệnh nhân đến gặp thầy thuốc là nam giới, có tuổi trung bình là 46.
Chiếc xương cá mắc ngang họng không phải do chúng quá ngang ngạnh, quá dài hay quá nhọn mà chính do “thực khách” làm cho nó bỗng nhiên quay ngang: khi ăn họ nói chuyện lớn tiếng, cười đùa hoặc vừa ăn vừa uống làm xương xoay ngang xoay ngửa khi chưa kịp nuốt nên xương bèn đâm vào thành họng để “cảnh cáo”.
Loài cá nguy hiểm thứ hai là cá vền biển (Abramis brama) và cá tráp (Dorado) gây ra 15 vụ hóc xương. Dứng vị trí thứ ba là cá rô phi (Tilapia) – 8 vụ, sau đó đến cá vược (Perca schrenki) – 4 vụ…
Ít ai ngờ cá chép lại đứng đầu bảng “cá nguy hiểm”. Trước đây,nhóm nghiên cứu Trường Đại học Illinois (Mỹ) dó nữ giáo sư Susane Brewer đứng đầu đã công bố những loài cá có tác dụng giảm cân và giàu dinh dưỡng mà các cháu bé và trẻ em vị thành niên nên ăn thì cá chép cũng đứng đầu bảng cùng với cá hồi (salmon) và cá hồi lưng gù (humpack).
Hoá ra, sự nguy hiểm của cá không phải do chúng mà do cách ăn cá.
Song Hà (Theo Yoki.ru)
Cách ăn sẽ khiến cá chép trở nên nguy hiểm. Ảnh: Wikipedia. |
Cá là món ăn ngon và tốt về nhiều mặt theo quan điểm dinh dưỡng. Nhưng do có những xương nhỏ cá có thể gây ra những tai nạn, thường không trầm trọng lắm là hóc xương. Loài cá nào gây nhiều vụ hóc xương nhất. Các bác sĩ Israen, bệnh viện Shiba đã theo dõi suốt một năm và đưa các số liệu thống kê gây tò mò (và có lẽ cũng có ích) như sau:
Số “tai nạn” hóc xương cá chép phải đến cấp cứu tại bệnh viện Shiba trong năm qua là 108 vụ, trong đó xảy ra nhiều nhất là vào bữa sáng ngày thứ bảy. 94 vụ bị hóc xương tại nhà, chỉ 9 vụ là trong khách sạn. 48% bệnh nhân đến gặp thầy thuốc là nam giới, có tuổi trung bình là 46.
Chiếc xương cá mắc ngang họng không phải do chúng quá ngang ngạnh, quá dài hay quá nhọn mà chính do “thực khách” làm cho nó bỗng nhiên quay ngang: khi ăn họ nói chuyện lớn tiếng, cười đùa hoặc vừa ăn vừa uống làm xương xoay ngang xoay ngửa khi chưa kịp nuốt nên xương bèn đâm vào thành họng để “cảnh cáo”.
Loài cá nguy hiểm thứ hai là cá vền biển (Abramis brama) và cá tráp (Dorado) gây ra 15 vụ hóc xương. Dứng vị trí thứ ba là cá rô phi (Tilapia) – 8 vụ, sau đó đến cá vược (Perca schrenki) – 4 vụ…
Ít ai ngờ cá chép lại đứng đầu bảng “cá nguy hiểm”. Trước đây,nhóm nghiên cứu Trường Đại học Illinois (Mỹ) dó nữ giáo sư Susane Brewer đứng đầu đã công bố những loài cá có tác dụng giảm cân và giàu dinh dưỡng mà các cháu bé và trẻ em vị thành niên nên ăn thì cá chép cũng đứng đầu bảng cùng với cá hồi (salmon) và cá hồi lưng gù (humpack).
Hoá ra, sự nguy hiểm của cá không phải do chúng mà do cách ăn cá.
Song Hà (Theo Yoki.ru)