Vừa qua, tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Nguyên, các bác sĩ đã tiếp nhận 5 bệnh nhân bị ngộ độc cà độc dược. Họ đều cư trú trú tại xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Trưa 21/8, các bệnh nhân cùng ăn canh cà độc dược. Sau 30 phút, mọi người đều có triệu chứng sốt, nôn ói, co giật.

Các bệnh nhân được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Ea Súp cấp cứu. Đến tối 21/8, họ được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Nguyên. 

Một ca ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. 

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, cà độc dược là một vị thuốc Đông y tốt, chữa được nhiều tình trạng bệnh lý, bên cạnh đó độc tố của nó có thể gây hậu quả lớn cho sức khỏe.

Cà độc dược có chất atropin có tác dụng làm co thắt các mao mạch trong mũi. Vì vậy, sau một thời gian ngắn đốt cà độc dược để hít, các bệnh nhân thấy không còn chảy nước mũi nữa nên cho rằng đã trị dứt được căn bệnh này. Tuy nhiên, dù hết triệu chứng chảy nước mũi, những người này đều bị mất khứu giác, không còn khả năng phân biệt được mùi.

Do đó, chuyên gia khuyến cáo cà độc dược thuộc nhóm độc bảng A, không thể tự mua theo lời đồn đãi để chữa trị bệnh khi chưa được hướng dẫn của thầy thuốc.

Theo bác sĩ Vũ, bệnh nhân ngộ độc cà độc dược cần được chú ý tới việc điều trị hỗ trợ (hô hấp, tuần hoàn, thần kinh...), dùng các biện pháp hạn chế hấp thu, tăng thải trừ như gây nôn, rửa dạ dày, dùng than hoạt kết hợp với thuốc nhuận tràng, tăng cường bài niệu. 

Độc tố trong hoa chuông nguy hiểm thế nào?Hoa chuông mọc dại hoặc được người dân trồng nhiều ở Đà Lạt, các tỉnh miền núi phía Bắc. Độc tính của hoa này có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tim mạch nếu ăn phải.
Huy Phúc và nhóm PV, BTV