- Đã có không chỉ một, mà là hai ca sĩ nữ đã thành công trong việc giành lại bản quyền số của mình với các website âm nhạc.
Thái Thùy Linh đòi bồi thường 400 triệu đồng
Thái Thùy Linh: Có con, tôi thấy mình “hèn” hơn…
Mỹ Tâm: Hạnh phúc là gặp người mình yêu
Tháng 11/2009, sớm hơn chỉ chừng 1 năm so với những trường hợp ca sĩ bị vi phạm bản quyền số được nêu trong bài "Bị 'ăn cắp' trăm triệu trong nháy mắt, sao Việt bật khóc", Mỹ Tâm đã trở thành người đầu tiên giành chiến thắng trong việc đòi được tiền tác quyền “người biểu diễn” từ các công ty kinh doanh nhạc chuông nhạc chờ bài hát của cô.
Họa mi tóc nâu bắt đầu tiến hành việc liên hệ và gửi văn bản đến 15 đơn vị kinh doanh này từ tháng 10/2009. Chỉ sau hơn 1 tháng, bằng việc ủy quyền cho luật sư Lê Quang Vy, phía Mỹ Tâm đã đòi lại được tác quyền số từ 14/15 tổ chức - mà chưa cần phải đưa ra khiếu kiện tại tòa án.
Mỹ Tâm nhận được khoảng 1 tỉ đồng sau vụ việc |
Tham khảo Quy định về Quyền biểu diễn trong Luật sở hữu trí tuệ ban hành năm 2005, cho biết:
Quyền liên quan đến quyền tác giả (gọi tắt là “quyền liên quan”) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng .... Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan gồm : Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm - gọi chung là “người biểu diễn” Quyền của người biểu diễn 1. Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn. 2. Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: a) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn; b) Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn. 3. Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây: a) Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình; b) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình; c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng; d) Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. 4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền quy định tại khoản 3 Điều này phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong trường hợp pháp luật không quy định. Hành vi xâm phạm các quyền liên quan 1. Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. 2. Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. 3. Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. 4. Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn. 5. Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. 6. Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan. 7. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình. 8. Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan. 9. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. 10. Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp. (Theo các điều 29,30,31 và 35 Luật sở hữu trí tuệ 2005) |
Như vậy với việc các website nhạc số đăng tải hoặc kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ chưa được phép từ các ca sĩ như trong bài báo phản ánh, chiếu theo các điều khoản của luật nêu trên, "người biểu diễn" hoàn toàn có quyền chủ động yêu cầu được giải trình và đưa ra phương án xử lý những hành vi xâm phạm trên phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.
Ca sĩ Thái Thùy Linh |
Khác với trường hợp của Mỹ Tâm một chút, tháng 10/2011 mới đây ca sĩ Thái Thùy Linh cùng với Trung tâm tác quyền Việt Nam (VCPMC) đã đi đòi quyền liên quan cho việc phát hành ca khúc nằm trong album "Bộ đội" trên 8 website nhạc số. Theo nhận định chung, việc xâm phạm quyền phát sóng này có sự khác biệt lớn so với việc kinh doanh nhạc chuông nhạc chờ, và cũng là tình trạng phổ biến hơn.
Đại diện VCPMC cho hay, không có chế tài cho mức bồi thường này nên mức dự tính mà Thái Thùy Linh đưa ra là 500 đồng cho một lượt nghe/tải. Đến tháng 12/2011, website music.go.vn đã bồi thường cho Thái Thùy Linh gần 5 triệu đồng cho 8500 lượt tải album từ người sử dụng, tương ứng với mức yêu cầu từ cô ca sĩ. Thái Thùy Linh cho biết: "Đây là toàn bộ số tiền tôi thu được từ vụ việc cho đến thời điểm hiện tại và tôi vẫn đang tiếp tục theo đuổi vụ việc với các đơn vị vi phạm còn lại".
- Vân Sam