Hai năm trước, Private Shamika Burrage gần như đã chết khi cô bị văng ra khỏi xe trong một vụ tai nạn ô tô. Burrage được đưa đưa tới bệnh viện, nhưng khi tỉnh lại thì toàn bộ tai trái của cô đã không còn nữa.
Sau 2 năm sống với một vành tai giả bằng nhựa, cô gái 21 tuổi bây giờ đã có một chiếc tai mới của chính mình sau một thủ thuật lần đầu tiên được thực hiện. Các bác sĩ đã nuôi một vành tai dưới cánh tay trái của Burrage, sau đó tách nó ra và khâu lại vào đầu cho cô.
Ca phẫu thuật này có thể là khởi đầu cho lời tạm biệt các cơ quan giả đơn giản và dễ tái tạo. Ví dụ như với trường hợp của Burrage, vành tai bằng nhựa trước đây chỉ là giải pháp tạm thời. Tất nhiên, nó không có cảm giác thậm chí khá khó chịu.
Việc cấy ghép một vành tai mới từ người hiến tặng là không đáng với những rủi ro của nó. Như bất kể ca cấy ghép cơ quan ngoại lai nào từ người này sang người khác, Burrage sẽ phải uống thuốc chống đào thải và như vậy sẽ làm hệ miễn dịch của cô bị suy yếu.
Bởi vậy, các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Quân đội William Beaumont ở El Paso đã thuyết phục Burrage áp dụng kỹ thuật mới.
“Cô ấy mới 19 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh và có cả một cuộc đời ở phía trước. Vậy tại sao cô ấy phải chịu đựng việc đeo một vành tai nhân tạo trong suốt phần đời còn lại của mình”, bác sĩ Lt Col Owen Johnson III nói.
Theo như những gì mà các bác sĩ thuyết trình, họ sẽ lấy sụn từ dưới xương sườn của Burrage rồi tạo hình vành tai. Sau đó, một phần da trên cánh tay trái của cô sẽ được mở ra, các bác sĩ sẽ đặt sụn xuống bên dưới và khâu da tay lại để nuôi chúng phát triển.
Sụn sẽ dần lớn lên thành một vành tai, mang các tế bào của chính Burrage. Bởi vậy, khi ghép lại lên đầu cho cô, Burrage sẽ không cần phải uống thuốc chống thải ghép.
Thủ tục này là một trong những ca phẫu thuật tai phức tạp nhất ở Mỹ, theo một báo cáo của ABC News. Lí do vì nó cho phép cả các mạch máu mới hình thành trong sụn tai. Điều này cũng có nghĩa là chiếc tai mới của Burrage sẽ có cảm giác khi cô phục hồi hoàn toàn và ra viện.
Vết sẹo trên khuôn mặt cô cũng sẽ được vành tai mới che lấp. Trong vòng 5 năm, sẽ không ai có thể nhận ra Burrage từng mất tai của mình, nếu họ không từng biết về tai nạn của cô, bác sĩ Owen Johnson III tuyên bố.
Mất tai của cô chỉ là một trong nhiều chấn thương Burrage gặp phải sau tai nạn xe hơi năm 2016. Nguyên nhân chính là do lốp trước của chiếc xe bị nổ. Nó đã khiến Burrage mất lái, chiếc xe trượt đi hơn 200 mét trước khi bị lật nhiều vòng.
Đi cùng trong xe với Burrage khi đó còn một người em họ đang mang thai. Khi vụ tai nạn xảy ra, người xem đã kịp thoát hiểm và chỉ bị một vài vết thương nhỏ. Trong khi đó, Burrage bị đập đầu và gãy xương sống
"Tôi nằm im trên mặt đất, tôi chỉ nhìn lên và (em họ của cô) đã ở ngay đó", Burrage nhớ lại. "Sau đó, tôi mọi người đi đến chỗ chúng tôi, hỏi liệu chúng tôi có ổn không còn sau đó thì mọi thứ tối sầm lại".
Các bác sĩ nói rằng Burrage đã gặp may. Bởi nếu đội y tế đến trễ một lúc nữa thôi, cô sẽ mất máu cho tới chết.
Sau tai nạn, Burrage nói rằng cô không cảm thấy thoải mái với hình hài mới của mình, mặc dù bên tai bị mất của cô đã được tái tạo bằng phẫu thuật thẩm mỹ và Burrage có một chiếc tai giả bằng nhựa để đeo.
Đó là lý do tại sao mặc dù khá sợ về thủ thuật phẫu thuật mới, Burrage vẫn muốn thử xem các bác sĩ có thể làm được những gì cho mình. “Tôi muốn có một chiếc tai thật", cô nói.
Mặc dù đây là lần đầu tiên loại hình tái tạo tai này được thực hiện bởi các bác sĩ quân y, ý tưởng phát triển tai dưới da không phải là mới đối với khoa học.
Trên thực tế, các nhà khoa học đã ấp ủ điều này từ những năm 1990. Vào thời điểm đó, họ đã hoàn thiện được một kỹ thuật nuôi cấy mô theo hình vành tai của người trên lưng chuột.
Cá thể chuột Vacanti ra đời ở thời điểm đó đã làm dậy sóng một cuộc tranh luận trong giới khoa học. Con chuột thí nghiệm này không có lông, hơn nữa, trên lưng của nó mọc ra một chiếc tai người.
Cũng có ít nhất hai trường hợp trong đó các bác sĩ thực hiện các thủ tục tương tự như những gì Burrage trải qua. Vào năm 2012, một người phụ nữ đã bị mất tai của mình vì bệnh ung thư. Sau đó, cô được cho nuôi một vành tai mới dưới da cẳng tay để thay thế, theo ABC News đưa tin.
Một vài năm sau, các bác sĩ ở Trung Quốc cũng đã cố gắng phát triển một vành tai trong cánh tay của một người đàn ông bị tai nạn xe hơi, theo tờ China Daily. Mới đây nhất, 5 bệnh nhi Trung Quốc cũng được ghép các vành tai nuôi từ tế bào của chính mình trong ống nghiệm.
Trở lại với Burrage, bây giờ cô đã có cả hai tai, nhưng quá trình phục hồi vẫn chưa kết thúc. Ngoài việc cấy ghép vành tai, lớp biểu bì từ cẳng tay của cô sẽ được sử dụng để che phủ các mô sẹo trong khu vực quanh quai hàm trái của cô.
Burrage sẽ còn phải thực hiện ít nhất 2 ca phẫu thuật nữa, nhưng cô cho biết mình cảm thấy khá lạc quan và hào hứng. "Đó là một quá trình lâu dài để tất cả mọi thứ hoàn thiện, nhưng tôi sẽ trở lại", cô nói.
Theo GenK