Xu hướng chuyển giao sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam sẽ tiếp tục trong tương lai.
Xuất khẩu lao động: Còn xem nhẹ giáo dục
Lao động chui: Dễ dãi với nguy cơ
Lao động không bỏ trốn, được trở lại Hàn Quốc
Singapore siết chặt quy định lao động nhập cư
Lao động chui: Dễ dãi với nguy cơ
Lao động không bỏ trốn, được trở lại Hàn Quốc
Singapore siết chặt quy định lao động nhập cư
Đài TNHK dẫn mạng lưới tin tức Châu Á ngày 22-10 cho biết, giá nhân công tăng song nhu cầu xuất khẩu giảm tại Trung Quốc đã khiến các nhà sản xuất di dời hoặc đang tính tới chuyện di dời sang các nước Đông Nam Á lân cận, trong đó có Việt Nam.
Mạng lưới trên dẫn nguồn tin từ một quan chức phụ trách ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết gần 1/3 các công ty sản xuất dệt may, giày dép, và mũ ở nước này đã chuyển toàn bộ hay một phần khâu sản xuất ra ngoài nước.
Những đích đến được ưa chuộng hiện nay thường là các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia, và Malaysia.
Mạng lưới trên dẫn nguồn tin từ một quan chức phụ trách ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết gần 1/3 các công ty sản xuất dệt may, giày dép, và mũ ở nước này đã chuyển toàn bộ hay một phần khâu sản xuất ra ngoài nước.
Những đích đến được ưa chuộng hiện nay thường là các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia, và Malaysia.
Công nhân nhà máy Foxconn ở Trung Quốc |
Còn theo nhật báo China Daily, xu hướng chuyển giao sản xuất này sẽ tiếp tục trong tương lai.
Theo khảo sát do Công ty tư vấn tài chính Capital Business Credit có trụ sở tại Mỹ, cứ 10 doanh nghiệp lớn được hỏi thì có bốn công ty cho biết có dự định dời xưởng sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, Pakistan, Bangladesh và Philippines.
(Theo Vietnam+)