“Hôm nay ở lớp vui không?” – hầu hết trẻ sẽ nói “bình thường”. Cha mẹ sẽ không bao giờ hiểu con thực sự nghĩ gì.

Trẻ nhỏ tưởng như rất dễ hiểu nhưng cũng là những “đối tượng” khiến cha mẹ phải đau đầu nhất. Một ví dụ đơn giản về câu hỏi phổ biến của cha mẹ “Hôm nay ở lớp con có gì vui không?” – hầu hết cha mẹ đều hay hỏi con câu hỏi đó. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sẽ lơ đãng nói “rất vui ạ” hoặc “bình thường ạ”. Một số câu hỏi mà cha mẹ đặt ra đôi khi lại khiến đứa trẻ cảm thấy khó chịu và vô nghĩa.

Nếu vậy, không có cách nào khiến các bậc cha mẹ hiểu được suy nghĩ thực sự của con mình? Có! Những bà mẹ thông minh vẫn luôn biết cách nói chuyện với con để khơi gợi bé sự thân thiết và tin tưởng.

Hỏi trẻ cần chi tiết, cụ thể

Đừng hỏi con “Hôm nay ở trường có gì vui không” mà nên hỏi bé một cách cụ thể “Hôm nay con học những môn gì vậy nhỉ”, “Ở lớp nhạc hôm nay cô dạy con bài gì?”…Cha mẹ có thể mất nhiều câu hỏi hơn với con nhưng đó là những câu hỏi đơn giản, cụ thể, bắt đầu từ những vấn đề dễ hiểu nên trẻ sẽ trả lời ngay lập tức mà không cảm thấy áp lực.

Không phủ nhận mà phải đồng cảm

Cha mẹ luôn cho rằng mình là người từng trải, hiểu chuyện, là “người lớn” và do đó dễ dàng phủ nhận cảm xúc và quan điểm của trẻ. Ví dụ, khi đứa trẻ nói “Học toán chán lắm!”, các bậc phụ huynh sau đó ngay lập tức nói “Chán đâu mà chán. Học toán rất hay. Học giỏi toán con có thể ….”. Trẻ nhỏ sẽ ngại tranh luận và sau đó, dần dần nhận ra cha mẹ có quan điểm khác mình, từ đó không sẵn sàng chia sẻ cảm xúc bản thân.

Câu trả lời phù hợp cho con phải là “Trước kia mẹ cũng không thích học toán. Thế nhưng sau đó, có vài chuyện xảy ra và mẹ đã nhận thấy học toán rất hay”. Sau đó, cha mẹ có thể kể một câu chuyện cho trẻ. Hãy để trẻ biết cha mẹ cũng hiểu những cảm xúc của con sau đó mới giúp con thoát khỏi rắc rối.

{keywords}

Trẻ nhỏ tưởng như rất dễ hiểu nhưng cũng là những “đối tượng” khiến cha mẹ phải đau đầu nhất (ảnh minh hoạ)

Kỹ năng cần thiết và quan trọng nhất của cha mẹ nếu muốn con thoải mái bộc lộ cảm xúc thật, đó là cần phải biết lắng nghe. Trẻ gặp chuyện buồn ở lớp, bị cô giáo mắng, điểm kém hay cãi nhau với bạn bè…và muốn tâm sự với mẹ, kết quả câu nghe được lại là “Mẹ đã bảo con rồi. Con như vậy thì bảo sao…”. Những câu chê trách, châm biếm như vậy thường không mang lại tác dụng. Trẻ cũng không vì những câu nói ấy mà rút ra được bất cứ kinh nghiệm gì ngoài việc tự hiểu rằng “lần sau không nói với mẹ nữa”. Chính vì vậy, khi thấy con có tâm sự, có điều cần sẻ chia, nhiệm vụ của mẹ là lắng nghe, không phải là thuyết giáo.

Thể hiện “mẹ thực sự quan tâm đến câu chuyện của con”

Khi nói chuyện với con, cố gắng ngồi xuống, nắm tay con, mắt nhìn con và thể hiện rằng mẹ quan tâm đến câu chuyện của con. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Những hành động như rửa bát, gấp quần áo, xem tivi khi nói chuyện với trẻ sẽ khiến trẻ con không còn hứng thú chia sẻ.

(Theo Khám phá)