Cách xử lý khi bị tung ảnh nóng?
 

Từ tháng 4/2015, hành vi này đã được coi là tội phạm hình sự ở Anh và xứ Wales với mức án tù tối đa là 2 năm. Trong năm đầu tiên áp dụng, đã có hơn 200 người bị khởi tố.

Tuy nhiên, nhiều nạn nhân vì sợ hãi hoặc xấu hổ đã không chịu đưa sự việc ra ánh sáng. Chính vì thế mà con số nạn nhân thực có thể cao hơn rất nhiều.

Dưới đây, bà Julie Pinborough - giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp lý của ĐH Queen Mary London (Anh) – sẽ đưa ra những lời khuyên các nạn nhân nên làm gì trong trường hợp bị tung hình ảnh ‘nóng’.

1.  Gỡ bỏ

Cách xử lý khi bị tung ảnh nóng?
 

Việc cần làm đầu tiên của bất kỳ nạn nhân nào là gỡ bỏ hình ảnh ra khỏi các phương tiện truyền thông công cộng một cách vĩnh viễn.

Bạn phải gửi yêu cầu gỡ bỏ tới người đăng tải những hình ảnh này. Bạn có thể yêu cầu trực tiếp hoặc nhờ tới luật sư là chuyên gia về bảo mật trực tuyến trợ giúp.

2.  Liên hệ với trang web

Nhiều trang web đăng tải hình ảnh thuộc sở hữu của người nước ngoài. Một số thậm chí được tạo ra chỉ để đăng tải những hình ảnh dạng này, vì thế việc yêu cầu gỡ bỏ nó xuống không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Bạn nên đưa ra cảnh báo sẽ gửi đơn lên toà án nếu việc này không được thực hiện.

3.  Lệnh toà

Cách xử lý khi bị tung ảnh nóng?
Nữ diễn viên Mischa Barton từng là nạn nhân của hành vi phát tán hình ảnh nhạy cảm

Nếu người đăng hình ảnh của bạn và người quản lý trang web không hợp tác với yêu cầu gỡ bỏ, bạn cần có được lệnh của toà. Điều này sẽ ngăn chặn hình ảnh tiếp tục được đăng tải ở những nơi khác.

Để có được lệnh của toà, bạn cần nói chuyện với luật sư.

4.  Giải pháp dân sự

Bạn có thể lựa chọn giải pháp xử lý sự việc bằng luật Dân sự. Một lần nữa, bạn lại cần đến luật sư để làm việc này.

Bạn có thể yêu cầu bồi thường dựa trên các điều luật về việc phát tán hình ảnh riêng tư mà không được phép.

5.  Giải pháp hình sự

Cách xử lý khi bị tung ảnh nóng?
Hannah Thompson từng thực hiện chiến dịch chống lại việc phát tán hình ảnh nhạy cảm

Đăng tải những hình ảnh nhạy cảm của người khác mà không được phép có thể khép vào tội phạm hình sự. Nó có thể được khép vào một trong số các tội: quấy rối, tống tiền, quay lén, vi phạm luật truyền bá thông tin độc hại (nếu những hình ảnh gây đau khổ hoặc lo lắng).

Cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề liên quan tới pháp lý là liên hệ với một luật sư chuyên về tội phạm mạng.

Quan trọng nhất là bạn phải nhớ rằng mình là nạn nhân. Bạn không nên cảm thấy xấu hổ hay ngại ngùng khi tìm kiếm sự giúp đỡ hay tư vấn. Những dịch vụ này tồn tại là để giúp đỡ, chứ không phải để phán xét bạn.