- Bệnh cúm A H1N1 là một bệnh hô hấp cấp tính ở người có tính lây truyền cao do một loại vi rút cúm A của lợn gây ra. Bệnh cúm lợn A H1N1 lây truyền từ người sang người và có khả năng bùng phát thành đại dịch. Cùng xem một số cách xử lý ổ dịch cúm A H1N1 khi bệnh xuất hiện.

 

 

Bệnh có triệu chứng giống như cúm, nhiễm trùng đường hô hấp dưới hoặc biểu hiện hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Cúm lợn hay cúm heo là bệnh do vi rút cúm typ A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra ở lợn. Đây là một loại bệnh nguy hiểm, đặc biệt đối với lợn từ 1 - 5 tuần tuổi. Bệnh lây lan nhanh, làm cả đàn bị bệnh trong cùng một thời điểm. Nếu lợn mắc bệnh bội nhiễm các bệnh kế phát khác, tỷ lệ chết có thể lên tới 100%.

Cách xử lý đối với ca bệnh (bao gồm ca nghi ngờ, ca có thể, ca xác định)

-  Cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị, tùy theo tình trạng bệnh.

-  Thời gian cách ly là 7 ngày sau khi khởi phát.

-  Áp dụng các biện pháp phòng bệnh đường hô hấp như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi.

-  Che miệng và mũi bằng khăn vải hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.

-  Tăng cường thông khí trong khu vực điều trị và nhà có bệnh nhân bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.

-  Điều trị bệnh nhân và phòng lây nhiễm theo Quyết định số 1440/QĐ-BYT ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A H1N1 ở người.

-  Người bệnh tử vong phải được khâm liệm, mai táng theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm.

 

Đối với môi trường

Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phũng, nước Javel, cồn Ethanol 70 độ.

vacxin phong benh h1n1

Đối với cán bộ y tế

- Sử dụng phương tiện phòng hộ đúng cách và khi cần thiết: khẩu trang ngoại khoa, khẩu trang N95, kính bảo hộ, mặt nạ che mặt, áo choàng giấy dùng một lần, găng tay, mũ, bao giầy hoặc ủng.

- Rửa tay thường xuyên trước và sau khi thăm khám người bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn  như cồn Ethanol 70 độ.

- Theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện lâm sàng hàng ngày của nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh, nhân viên làm việc tại khoa có người bệnh và nhân viên phòng xét nghiệm. 

- Những nhân viên y tế mang thai, mắc bệnh tim phổi mạn tính tránh tiếp xúc với người bệnh.

- Dự phòng bằng thuốc kháng vi rút cho nhân viên y tế và những người trực tiếp chăm sóc người bệnh  nhiễm cúm A(H1N1) theo quy định tại Quyết định số 1440/QĐ-BYT ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H1N1) ở người.

 

Đối với người tiếp xúc

- Người nhà chăm sóc người bệnh hoặc tiếp xúc với người bệnh phải được hướng dẫn áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm như nhân viên y tế.

- Theo dõi những người sống ở vùng có dịch hay đó từng đến vùng có dịch, hay tiếp xúc với ca bệnh từ vùng có dịch trong vòng bảy ngày.

- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh đường hô hấp như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phũng.

-  Khi có các triệu chứng đường hô hấp cấp tính thì nghỉ tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác, thông báo cho cán bộ y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời.

 

Đối với gia đình

- Khi trong gia đình có ca bệnh (bao gồm ca nghi ngờ, ca cụ thể, ca xác định) , người bệnh phải cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị, tùy theo tình trạng bệnh, trong vòng bảy ngày kể từ khi có biểu hiện bệnh. Tránh tiếp xúc với thành viên khác trong gia đình, trong trường hợp cần thiết phải tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách ít nhất trong khoảng cách một mét.

- Những người trong gia đình phải thực hiện việc phòng lây nhiễm bệnh đường hô hấp như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi; Che miệng và mũi bằng khăn vải hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay; hạn chế tiếp xúc với cộng đồng.

Cúm lợn hay bệnh cúm A H1N1 có thể chủ động hạn chế lây nhiễm và tăng khả năng bùng phát nếu biết được các cách đề phòng và thực hiện nghiêm túc.

Nguyễn Thu Hiền