Nhóm người dừng trước một quán cà phê, 2 người phụ nữ đứng ngoài, 3 đứa trẻ còn
lại chạy vào trong quán. 2 người phụ nữ đứng ngoài cười nói vui vẻ, chẳng có vẻ
gì buồn bã, đáng thương của những người hành khất.
TIN BÀI KHÁC
Tận mục công nghệ nhuộm màu xanh non cho cốm
Bị truy quét, 'bướm đêm' dạt về làng Đại học
Hiệp "gà" khẳng định đã chia tay vợ mới
Tủi nhục phận gái 9X làm 'tay vịn'
Thời gian qua, tỉnh Long An đã tổ chức hơn 50 đợt “thu gom” hàng nghìn lượt người lang thang ăn xin quốc tịch Campuchia trao trả cho phía bạn. Thế nhưng, tình hình “cái bang” ngoại ở Long An không giảm mà có chiều hướng ngày càng gia tăng.
Ở Long An, người lang thang xin ăn tập trung nhiều nhất tại TP.Tân An và một số thị trấn sầm uất như Bến Lức, Thủ Thừa...
Khoái được… thu gom!
Từ đầu năm 2011 đến nay, sau khi bờ kè sông Bảo Định được hình thành, những người này “độc chiếm” một đoạn dài chừng nửa km gần khu hành chính của tỉnh để làm nơi cư trú. Khoảng 7 giờ sáng mỗi ngày, cả trăm con người này sau khi ăn sáng bắt đầu chia thành từng nhóm nhỏ đi về các ngả đường.
Tôi gửi xe trong chợ Tân An rồi lội bộ theo một nhóm gồm 7 người. 2 người phụ nữ trên tay đều ẵm ngửa 1 đứa nhỏ chừng vài ba tháng tuổi. 3 đứa khác cỡ 6 - 7 tuổi mỗi đứa cầm một cái ca nhựa cáu bẩn, vai đeo cái túi (loại đựng thức ăn gia súc 5kg) lon ton chạy theo sau.
Nhóm người dừng trước một quán cà phê, 2 người phụ nữ đứng ngoài, 3 đứa trẻ còn lại chạy vào trong quán. 2 người phụ nữ đứng ngoài cười nói vui vẻ, chẳng có vẻ gì buồn bã, đáng thương của những người hành khất. Tới mỗi bàn, mấy đứa trẻ chắp tay trước ngực và xá mấy cái, sau đó chìa cái ca ra xin tiền.
Khách cho, chúng sẽ xá lia lịa cảm ơn. Không cho, bọn trẻ cũng “lịch sự” chắp tay xá một cái rồi mới qua bàn khác. Vài phút sau, 3 đứa trẻ chạy ra cầm mấy cái ca có chút bạc lẻ trút vào túi của 1 người phụ nữ. Cả nhóm lại rong ruổi lên đường.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, đã có khoảng 50 đợt “thu gom” người
lang thang rồi đưa họ về nước. Tuy nhiên, cách làm này không hiệu quả bởi những
người “bị” thu gom hết sức vui vẻ và hào hứng khi bị lực lượng chức năng “mời”
lên xe.
Một người bạn của chúng tôi là Việt kiều Campuchia từng hỏi nguyên nhân và được
họ trả lời tỉnh rụi: “Tháng nào cán bộ Việt Nam cũng cho xe đưa mình về thăm
nhà, rồi còn phát bánh mì và nước uống. Cán bộ không đưa về thì mình cũng phải
về thăm nhà mà”.
Họ kể, hầu hết người trong số họ đã rất nhiều lần bị các cơ quan chức năng của
Việt Nam phát hiện đưa trở về. “Thăm nhà” chừng vài bữa, họ lại tìm đường tiểu
ngạch trốn sang Việt Nam.
Khó xử lý
Ông Nguyễn Thành Tài - Chánh Văn phòng UBND TP.Tân An cho biết, từ đầu năm 2011,
nhiệm vụ quản lý người lang thang ăn xin trên địa bàn này được giao về cho UBND
TP.Tân An đảm trách. Đã có rất nhiều đợt thu gom và đưa họ về nước cũng như vận
động người dân địa phương không cho tiền để họ mất thu nhập sẽ không đi ăn xin
nữa, nhưng vẫn không có hiệu quả.
Theo ngành LĐTBXH, cho đến nay, việc giao trả người nước ngoài sống lang thang ở
Long An vẫn chưa thể theo con đường ngoại giao. Thời gian qua, chưa có trường
hợp nào gây rối hay trộm cắp nên không thể vận dụng pháp luật Việt Nam để xử lý.
Điều khó khăn nhất bởi họ là người nước ngoài, muốn “xử lý” dứt điểm với số
lượng lớn như hiện nay là điều rất khó…
Bà Trần Thị Chiếm - Trưởng phòng LĐTBXH TP.Tân An cho biết, nhiều người ăn xin
hiện nay kiêm luôn nghề bán vé số để tăng thu nhập. Thực tế, ngoài việc họ không
có nơi cư ngụ và đi lang thang gây mất mỹ quan đô thị thì họ cũng chưa từng làm
gì vi phạm pháp luật như trộm cắp, đánh nhau. Xin không được thì họ vui vẻ đi
chứ không xảy ra tình trạng đeo bám để xin cho kỳ được.
Cũng theo bà Chiếm, do gần đây họ có trang bị điện thoại di động nên hễ ở Tân An
có đợt thu gom là họ điện thoại cho bạn bè đang “đóng đô” ở Bến Lức (Long An)
hoặc Mỹ Tho (Tiền Giang) kéo về thay thế. Nhiều lần, buổi sáng đưa nhóm ở Tân An
về xong thì buổi trưa những người khác đã xuất hiện…
Theo thống kê của ngành chức năng, người ăn xin chủ yếu là phụ nữ và trẻ em (trẻ
từ 3 tháng tuổi đến 10 tuổi chiếm gần 50%). Những người này chủ yếu thuộc tỉnh
Svayrieng, Campuchia. Họ vượt biên giới theo các đường mòn, bờ ruộng rồi đi sâu
vào nội địa để xin ăn. Gần đây họ hoạt động có tổ chức, thậm chí thuê mướn trẻ
em Campuchia đem sang gia nhập các nhóm ăn xin. |
(Theo Dân Việt)