Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) đứng thứ 4 trong số nguyên nhân gây tử vong và tàn phế ở người. Ban đầu bệnh có diễn biến âm thầm nhưng khi nặng lại nhanh chóng gây ra nhiều biến chứng nặng nề như: mù lòa, cắt cụt chi, suy thận, tai biến mạch máu não và bệnh lý tim mạch…
Hàng ngày Khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội đón nhận khoảng gần 10 ca cấp cứu có liên quan tới bệnh tiểu đường. |
Tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm
Chiều ngày 7/6/2017, tại Khoa Thận - Tiết niệu (Bệnh viện Bạch Mai), ông Phạm Văn Đức (57 tuổi, ngụ tại TP. Yên Bái) cấp cứu trong trạng thái mệt mỏi, chân trái lở loét, có nguy cơ phải cắt cụt chân vì tĩnh mạch ở chân bị tắc do biến chứng của bệnh tiểu đường. Kể về tình trạng bệnh của mình, ông Đức cho biết gia đình vốn trồng cây nông nghiệp, hàng ngày ông phải lên rẫy phát bụi.
“Có lần tôi chặt cây không may vạt qua chân nên bị chảy máu. Nhưng vết thương này mãi không lành, còn lở loét nặng thêm. Đồng thời tôi thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, mắt mờ, tay chân tê bì, ăn rất khỏe nhưng cân nặng bị sụt giảm nghiêm trọng. Lúc này tôi mới đi khám thì được biết mình đã mắc bệnh tiểu đường tuyp 2" - ông Đức nói.
Bác sĩ Đỗ Văn Ái cho biết: "Bệnh tiểu đường ở giai đoạn nặng sẽ phá huỷ toàn bộ hệ thống mạch máu - hệ thống giao thông của cơ thể. Nó làm giảm quá trình tổng hợp PGI2 (yếu tố giãn mạch), đồng thời gây ra các rối loạn chuyển hoá, đẩy nhanh tiến trình xơ vữa động mạch, gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, dẫn trực tiếp tới đột quỵ, tử vong".
Theo thống kê tại Bệnh viện Bạch Mai, có tới 60% bệnh nhân đái tháo đường tử vong do nguyên nhân tim mạch. Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ lên 1,8 đến 2 lần, làm nguy cơ tử vong tăng lên 6 lần ở người có thêm bệnh mạch vành.
Tại khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội mỗi ngày đón nhận gần 10 ca cấp cứu có liên quan đến bệnh tiểu đường. Giường bệnh ở các buồng luôn trong tình trạng quá tải bởi bệnh nhân từ khắp nơi tìm đến chữa chị. Các bác sĩ ở đây cho biết, do tính chất của bệnh tiểu đường nên khi bệnh nặng, diễn biến phức tạp thì người bệnh mới phát hiện ra. Điều này đã khiến việc chữa trị bệnh tiểu đường gặp rất nhiều khó khăn.
Nên dùng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên
Theo BS.TS Phan Hướng Dương - Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tính đến cuối năm 2016 ở Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ người bị bệnh nhưng chưa được chẩn đoán vào khoảng 65%. Trong 10 năm qua, số người mắc bệnh tiểu đường tăng gần 200% (trong khi trên thế giới chỉ là 54%). Đặc biệt, bệnh tiểu đường không chỉ xảy ra với những người có điều kiện kinh tế, mà ngay cả những người chế độ ăn uống nghèo nàn vẫn có thể mắc bệnh.
Bệnh đái tháo đường diễn biến âm thầm nhưng khi nặng lại nhanh chóng gây ra những biến chứng nặng nề như: mù lòa, cắt cụt chi, suy thận, tai biến mạch máu não và bệnh lý tim mạch… Số tử vong do căn bệnh này gấp hơn 3 lần HIV/AIDS , lao và gấp gần 10 lần so với bệnh sốt rét. Chính vì thế, ông Lại Đức Trường, cán bộ Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đã ví bệnh tiểu đường giống như "kẻ giết người thầm lặng".
Bệnh cạnh lời khuyên thay đổi khẩu phần ăn, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, các bác sĩ cũng khuyến cáo nên dùng thêm các loại sản phẩm hỗ trợ trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường.
"Với nền y học hiện đại, phát triển không ngừng thì không thể phủ nhận vai trò của các loại thực phẩm hỗ trợ trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường. Các loại này sẽ giúp cho việc điều trị và phòng ngừa căn bệnh tiểu đường hiệu quả hơn, nhanh hơn.
Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng hiệu quả như quảng cáo. Bệnh nhân cần phải tình táo, tìm đến nhưng sản phẩm uy tín, được cơ quan nhà nước chứng nhận. Nếu được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên thì càng tốt vì nguy cơ gây tác dụng phụ không cao như các sản phẩm chữa nhiều thành phần hóa học hữu cơ" - Bác sĩ Ái cho hay.
Theo Ths. Bs Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện Quân y 108 cho biết: “Người mắc bệnh tiểu đường nên cẩn trọng khi dùng thuốc tây để hạ đường huyết. Mặc dù thuốc Tây giúp đường huyết hạ rất nhanh nhưng lại không ổn định. Nhiều trường hợp sử dụng thuốc tây hạ đường huyết có biểu hiện chân tay bủn rủn, sa sẩm mặt mày, ngất xỉu vì đường huyết trong máu hạ quá thấp sau khi uống thuốc.”
“Hiện nay thảo dược Đông y được ứng dụng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường. Trong đó tiêu biểu là những loại như dây thìa canh, mướp đắng, lô hội, hạt methi…có tác dụng hạ đường huyết và ổn định đường huyết rất tốt. Trên thị trường có sản phẩm BoniDiabet được sản xuất ở Canada không những thành phần bao gồm toàn bộ những thảo dược trên mà còn bổ sung cả nguyên tố vi lượng như magie, selen, crom, kẽm rất tốt trong việc phòng ngừa và làm giảm biến chứng tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh... Thông thường người bệnh chỉ cần sử dụng BoniDiabet khoảng 2 tháng đã thấy rõ rệt trong việc hỗ trợ hạ đường huyết, giảm biến chứng tiểu đường và hạ mỡ máu. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng với hiệu quả điều trị tốt lên tới 96,7%” Bs Toàn chia sẻ.
(Theo Đời sống và Pháp luật)