Cuốn sách “Họa sĩ Mai Long – Những bức tranh như những bài thơ” giúp độc giả hình dung những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Mai Long, những quan niệm nghệ thuật, dấu ấn nghệ thuật của người họa sĩ tài hoa. 

Cuốn sách sử dụng nhiều tư liệu quý, những tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Mai Long, những phát biểu chia sẻ của chính họa sĩ Mai Long cũng như ý kiến quan điểm của các nhà phê bình, các họa sĩ trong nước và quốc tế về ông, giúp độc giả có cái nhìn đa chiều về người họa sĩ tài hoa của nền hội họa Việt Nam.

{keywords}
Cuốn sách “Họa sĩ Mai Long – Những bức tranh như những bài thơ” giúp độc giả hình dung những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Mai Long, những quan niệm nghệ thuật, dấu ấn nghệ thuật của người họa sĩ tài hoa.


Họa sĩ Mai Long là một trong những tấm gương lao động nghệ thuật của hội họa đương đại Việt Nam. Là một trong số 21 học viên của khóa Mỹ thuật Kháng chiến do danh họa Tô Ngọc Vân trực tiếp đào tạo, hòa bình lập lại, Mai Long tiếp tục theo học tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội.

Ngay từ năm 1963, khi còn đang trên giảng đường đại học, ông đã được đạo diễn Trương Qua mời tham gia vẽ cho bộ phim hoạt họa “Đêm trăng rằm”. Ông là họa sĩ chính thực hiện bộ phim hoạt hình màu đầu tiên của Việt Nam - “Bài ca trên vách núi”. Trong suốt thời gian công tác tại Xưởng phim Hoạt họa và búp bê Việt Nam, Mai Long dần trở thành một trong không nhiều họa sĩ hàng đầu của phim hoạt họa. Ông đã trải nghiệm rất nhiều chất liệu, thể loại hội họa, từ phấn màu, sơn dầu, sơn mài, và lụa.

Từ cuối thế kỷ 20 cho đến nay, những tên tuổi có tiếng đứng vững trong làng tranh lụa không nhiều, trong đó có họa sĩ Mai Long. Ở chất liệu mang tính dân tộc này, ông đã tìm được đường đi riêng cho mình và đã tạo ra một chỗ đứng nghề nghiệp riêng, không bị khuất lấp.

Họa sĩ Phan Thiết từng nhận định: “Những ai đã dấn thân hội họa đều hiểu, đều mơ ước một điều lớn lao nhưng gian khó bậc nhất trong suốt một đời làm nghệ thuật, đó là dấu ấn cá nhân, là phong cách hội hoạ riêng biệt không thể lẫn với bất kì ai giữa biển cả hội họa mênh mông, nên điều cốt lõi này luôn rất hiếm hoi… 

{keywords}
Với họa sĩ Mai Long, vẽ là niềm đam mê bất tận.


Họa sĩ Mai Long, với tình yêu, với sức lao động cần mẫn, bền bỉ, cùng những tìm tòi sáng tạo sâu sắc, không ngừng nghỉ đã làm nên một Hội Họa Mai Long hết sức riêng và độc đáo. Một dòng chảy hội họa trong trẻo và uốn khúc bổng trầm gắn bó nghệ thuật của ông, con người ông với thăng trầm đất nước và dân tộc. Bình dị sao khi sự nghiệp hội họa cả đời của ông đã, đang và sẽ mãi mãi được lưu giữ trong tình yêu của mọi người bằng những con chữ đẹp đẽ... Tranh Lụa Mai Long”.

Đặc biệt, ở mảng đồ họa sách báo, khó có họa sĩ nào có được phong cách tao nhã như ông khi minh họa truyện tranh dân gian lịch sử. Cho đến bây giờ, ngành xuất bản Việt Nam vẫn lưu giữ một dấu ấn dành cho thể loại tranh truyện cổ tích Việt Nam.

Đó là cuốn tranh truyện màu “Tấm Cám” do Thụy Điển tài trợ năm 1972 khi kĩ thuật in ấn minh họa của Việt Nam chưa cao. Hai năm sau, cuốn tranh truyện màu “Sơn Tinh - Thủy Tinh” cũng được cộng đồng người Việt tại Pháp in tặng bạn đọc thiếu nhi Việt Nam. Đây là những quà tặng rất có ý nghĩa và quý giá dành cho độc giả nhỏ, vẫn lưu dấu trong tâm trí bạn đọc suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Nhà phê bình nghệ thuật - Ekaterina Chelaeva (Liên Xô cũ) viết: “…Dưới con mắt họa sĩ Mai Long, mọi cái đều có vẻ đẹp riêng, một vẻ đẹp mà những trái tim băng giá không bao giờ cảm nhận được. Những sáng tác của ông là sự kết hợp giữa truyền thống phương Đông sâu sắc và tính hiện đại của một nghệ thuật điêu luyện, độc đáo, với bút pháp hết sức trữ tình và phóng khoáng. Vẻ đẹp của thế giới xung quanh và tình yêu của Mai Long đối với thế giới này, đó chính là bản chất nghệ thuật của ông". 

Với họa sĩ Mai Long, vẽ là niềm đam mê bất tận. Những hình tượng nghệ thuật luôn ám ảnh trong tâm trí ông mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong những giấc mơ. Ở tuổi gần chín mươi, hằng ngày họa sĩ Mai Long vẫn miệt mài bên giá vẽ, ngày nào vướng bận công việc mà không được vẽ, ông lại cảm thấy bứt rứt không yên.

Tình Lê

Nhật ký của một con người thừa

Nhật ký của một con người thừa

Với 'Nhật ký của một con người thừa', Turgenev khẳng định một trạng thái tinh thần phổ biến của xã hội quý tộc Nga thời đại đó, trạng thái của những con người có tâm hồn già trước tuổi...