- Nhiều học sinh ở chen chúc trong những lều tranh tạm bợ nhỏ xíu. Để duy trì việc học tập, các em phải sống qua ngày với những bữa cơm thiếu đói, có khi chỉ là bát cơm ăn với muối trắng, nước lã.

Nhiều năm nay, học sinh Na Ngoi thuộc huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngày ngày vẫn phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thiếu thốn để được đến trường học chữ.

Từ ngã 3 Lưu Kiền giao quốc lộ 7A vượt chừng 40km đường đèo đốc hiểm trở, nhiều quãng phải đi bộ, chúng tôi mới đến được Trường THCS Dân tộc bán trú xã Na Ngoi, nằm hút giữa bản làng người H’Mông.

Thầy giáo Nguyễn Thế Hiền, Hiệu trường Trường THCS Dân tộc bán trú Na Ngoi cho biết, toàn trường có 411 học sinh thuộc 4 khối học, chủ yếu là con em đồng bào dân tộc H’Mông. Năm học 2013 – 2014, trường có 13 lớp nhưng mới chỉ có 10 phòng học.

Bên trong ngôi trường nhỏ bé, hàng trăm học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số ngày ngày vẫn phải học tập trong điều kiện vật chất thiếu thốn.

Thầy Hiền cho biết, do điều kiện trường học quá xa nhà, hơn 100 học sinh đã phải dựng lều tranh ở bán trú. Hàng chục túp lều tranh nứa nhỏ xíu và tạm bợ, là nơi trú ngụ, ăn ở của các em để bám lấy trường nuôi ước mơ học hành.

Mỗi túp lều vài ba học sinh ở ghép, thậm chí có lều đến 7 - 8 em cùng sống nương tựa vào nhau. Bố mẹ ở xa không mấy khi đến thăm được, các em phải tự bươn chải. Sáng tới lớp, chiều bắt cá, kiếm củi, bẻ măng để sống qua ngày.

Bữa ăn của các em hầu như chỉ có cơm trắng, muối tiêu và nước lã, họa hoằn lắm mới có vài con cá bống nhỏ kho mặn, do chính tay các em học sinh bắt được dưới suối.

“Nhà trường đã cố gắng hết khả năng của mình để cho học sinh được học tập tốt nhất có thể. Hiện tại nhờ hỗ trợ chúng tôi mới chỉ lo cho các em được bữa ăn trưa. Bữa sáng và bữa tối các em phải tự túc. Thấy bữa ăn, chốn ngủ học sinh mình như thế, tôi thương lắm nhưng chẳng còn biết xoay sở ra sao. Rất mong có cơ quan đoàn thể nào hỗ trợ cho các em” – thầy hiệu trưởng Nguyễn Thế Hiền ngậm ngùi.

{keywords}

Trường THCS Dân tộc bán trú Na Ngoi (xã Na Ngoi, Kỳ Sơn) còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất học tập, sinh hoạt.


{keywords}

Các em học sinh người H’Mông phải vượt qua rất nhiều khó khăn để được đến trường.

{keywords}

 Khoảng 100 học sinh của trường thuộc diện bán trú phải ở ghép với nhau trong những túp lều tranh chật hẹp, nhếch nhác, tự nương tựa vào nhau vì gia đình ở xa rất ít khi có điều kiện đến thăm. Dù rất cố gắng, nhà trường cũng chỉ lo được cho các em mỗi ngày 1 bữa cơm tập thể (bữa cơm trưa), còn lại các em phải tự lo liệu.

{keywords}

{keywords}

Các nhân viên chuẩn bị bữa cơm trưa tập thể cho học sinh ăn tại phòng ăn của nhà trường.

{keywords}

 Những túp lều tranh tạm bợ dựng quanh trường học ở Na Ngoi.3, 4 thậm chí có chỗ đến 8 em học sinh ở ghép với nhau trong những túp lều như thế này. Các em tự đi kiếm củi, gùi nước, bẻ măng để sống qua ngày, bám trường học chữ.

{keywords}

Bên trong những túp lều tranh tạm bợ, nơi trú ngụ của hàng trăm học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Na Ngoi, Kỳ Sơn.

{keywords}

Giường ngủ cũng là góc học tập của các em.

{keywords}

Bữa cơm thiếu đói của các em học sinh ở Na Ngoi. Rất hiếm khi các em có thức ăn, chủ yếu là cơm trắng, muối tiêu và nước lã.

{keywords}

  • Cao Thái – Trần Văn