{keywords}
Cảng Quy Nhơn hình thành năm 1976 do Cục Đường biển (Bộ Giao thông Vận tải) quản lý. Đến năm 1993, Bộ GTVT quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước Cảng Quy Nhơn. Năm 2009, cảng trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đổi tên là Công ty TNHH MTV cảng Quy Nhơn.

 

{keywords}
Tháng 7/2013, Vinalines phê duyệt phương án cổ phần hóa, chuyển Công ty TNHH MTV cảng Quy Nhơn thành Công ty CP cảng Quy Nhơn (QNP). Trước khi cổ phần hóa, cảng Quy Nhơn là một trong những cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại 1 của nhóm cảng biển Nam Trung Bộ với hệ thống 20.960 m2 kho, 48.000 m2 bãi chứa container.

 

{keywords}
Trước khi cổ phần hóa, cảng Quy Nhơn có trụ sở làm việc 3 tầng, hàng chục gian nhà ở và hơn 300.000 m2 "đất vàng" trong nội thành Quy Nhơn dưới hình thức thuê đất 50 năm hoặc giao không thu tiền sử dụng đất.

 

{keywords}
Ngoài cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản, cảng Quy Nhơn còn có 6 cầu tàu với tổng chiều dài 824 m, trong đó lớn nhất là cầu tàu số 6 có thể tiếp nhận tàu tải trọng 50.000 tấn. Theo các chuyên gia về cảng biển, để có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 50.000 tấn, mức đầu tư xây dựng cho cầu tàu này phải chi phí hơn 1.000 tỷ đồng.

 

{keywords}
Cảng Quy Nhơn sở hữu 165 phương tiện, thiết bị chuyên dụng trị giá hàng trăm tỷ đồng như: Cẩu trục có sức nâng từ 7 đến 100 tấn, xe nâng, tàu lai, xe tải, xe xúc, xe đào, trạm cân. Riêng cần cẩu bờ di động sức nâng 100 tấn có giá trên thị trường khoảng 150 tỷ đồng.

 

{keywords}
Với khối tài sản "khủng" như vậy nhưng trước khi cổ phần hóa, cảng Quy Nhơn chỉ được định giá hơn 404 tỷ đồng (thời điểm này cảng Quy Nhơn có lượng tiền mặt gần 53 tỷ đồng và nợ ngắn hạn hơn 100 tỷ đồng).

 

{keywords}
Hệ thống cầu tàu, bồn, bể chứa nhiên liệu ở cảng Quy Nhơn. Theo những người từng công tác ở cảng Quy Nhơn, trong quá trình cổ phần hóa, một số doanh nghiệp trong nước đến đặt vấn đề mua toàn bộ cảng với giá khoảng 2.000 tỷ đồng nhưng không được.

 

{keywords}
Trong giai đoạn 2013-2015, Công ty CP đầu tư và khoáng sản Hợp Thành (gọi tắt là Công ty Hợp Thành, trụ sở TP Hà Nội) sở hữu 86,23% cổ phần của cảng Quy Nhơn chỉ với giá 440 tỷ đồng.

 

{keywords}
Ông Tô Tử Thanh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, cho rằng việc xác định giá trị tài sản cảng Quy Nhơn có nhiều khuất tất. “Chỉ cần bán 2 cần cẩu và thương hiệu cảng Quy Nhơn thôi cũng đủ thu trên 400 tỷ, đó là chưa kể bao nhiêu tài sản khác nữa”, ông Thanh nói.

 

{keywords}
Toàn cảnh cảng Quy Nhơn nhìn từ tuyến đường Xuân Diệu. Ông Vũ Hoàng Hà, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, đề nghị cơ quan chức năng điều tra có hay không lợi ích nhóm trong phi vụ bán cảng Quy Nhơn với giá “rẻ như cho”.

 

{keywords}
Kho bãi chứa dăm gỗ ở cảng Quy Nhơn. Tháng 9/2018, Thanh tra Chính phủ chỉ ra quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn đã để xảy ra hàng loạt sai phạm. Đơn vị định giá có nhiều vi phạm khi định giá cảng này chỉ hơn 400 tỷ đồng, để sau đó phần lớn cổ phần thuộc về Công ty Hợp Thành, doanh nghiệp được lựa chọn là nhà đầu tư chiến lược nhưng thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực cảng biển.

 

{keywords}
Luồng lạch ra vào cảng Quy Nhơn có thể đáp ứng cho tàu có tải trọng lớn cập cảng tiếp nhận hàng hóa. Thanh tra Chính phủ xác định việc cổ phần hóa, thoái hết vốn Nhà nước tại cảng Quy Nhơn đã thực hiện không đúng với đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015.

 

{keywords}
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT, Vinalines xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại cảng Quy Nhơn.

 

{keywords}
Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh Bình Định tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến vi phạm nêu tại kết luận thanh tra. Trong hình là tàu trọng tải lớn tiếp nhận container hàng hóa ở cảng Quy Nhơn.

 

{keywords}
Cảng Quy Nhơn. Ảnh: Google Maps.

(Theo Zing)