Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã quan sát được một loài cá vây chân hiếm gặp, có tên gọi khoa học là Chaunacops coloratus trong môi trường sống tự nhiên của chúng ở độ sâu gần 3.353 mét so với mực nước biển. Điểm đặc biệt về loài cá vây chân này là chúng có thể “đi bộ” dưới đáy biển và thay đổi màu sắc suốt cuộc đời.

Trang National Geographic dẫn lời Lonny Lundsten, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Công viên thủy sinh Vịnh Monterey (MBARI), cho biết, mặc dù các nhà khoa học đã quan sát được nhiều loài cá vây chân khác trong tự nhiên trước đó nhưng mãi tới năm 2002 mới ghi lại được hình ảnh còn sống của loài Chaunacops coloratus. Trong một nghiên cứu mới, ông Lundsten và các cộng sự đã dùng một camera chuyên dụng điều khiển từ xa, dưới nước để thu lại những hình ảnh về loài cá độc đáo hiếm gặp này.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát được các con cá lớn nhất dài khoảng 20cm và nhỏ nhất với chiều dài xấp xỉ 7cm. Việc quan sát trực tiếp trong môi trường sống tự nhiên của cá Chaunacops coloratus khiến họ phát hiện, không phải mọi cá thể thuộc loài cá vây chân này đều có màu đỏ hoặc màu hồng như quan niệm trước đây. Thực tế, những con cá lớn hơn có màu đỏ, còn những con nhỏ hơn thường màu xanh, biểu thị cho quá trình thay đổi màu sắc từ quá trình ấu trùng trong suốt, màu xanh tới giai đoạn trưởng thành, màu đỏ. Màu tía của con cá vây chân trong bức ảnh trên cho thấy nó đang trong giai đoạn “thanh thiếu niên”.

Một phát hiện thú vị nữa về loài cá Chaunacops coloratus là chúng dường như có thể sử dụng kết hợp các vây ngực và vây bụng để “đi bộ” dọc đáy biển. Các nhà khoa học dự đoán, đối với loài cá vây chân này, việc “đi bộ” tỏ ra tiết kiệm năng lượng hơn so với việc bơi trong những khoảng cách ngắn, đồng thời ít làm khuấy đảo nước biển xung quanh hơn, giảm nguy cơ “đánh động” các con mồi gần đó.

Một con cá vây chân đang kiên nhẫn rình mồi, chờ đợi thời cơ “chộp” những con cá tò mò. Trên đầu nó là mẩu thịt lủng lẳng được gọi là "esca", đóng vai trò như mồi nhử. “Đây là loài mai phục săn mồi. Nếu thứ gì đó lại gần, chúng sẽ mở cái miệng rộng ngoác và nuốt bất kể thứ gì”, ông Lundsten giải thích.

Tuấn Anh

Hình ảnh linh dương, ngựa vằn vượt sông đầy cá sấu

 Nhiếp ảnh gia người Italia Paolo Torchio đã ghi lại cảnh tượng hàng nghìn con ngựa vằn và linh dương wildebeest vượt qua sông Mara, nơi những con cá sấu đói khát đang rình rập trong Vườn quốc gia Maasai Mara ở Kenya.

Tàu thăm dò sao Hỏa “cuốc bộ” thành công

 Con tàu trị giá 2,5 tỷ USD của NASA vừa hoàn tất thành công chuyến đi bộ thử nghiệm đầu tiên dài 5m của mình và đã sẵn sàng để “sục sạo” bề mặt hành tinh đỏ và tìm kiếm dấu hiệu sự sống.

Phát hiện bệnh lạ giống AIDS ở châu Á

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một căn bệnh mới, bí ẩn khiến hàng chục người ở châu Á và một số ở Mỹ có các triệu chứng tương tự như mắc “căn bệnh thế kỷ” AIDS dù họ không nhiễm virus HIV.