Được dựng lên để giúp các nhà thám hiểm tránh băng giá, những căn lều bé nhỏ này là ký ức duy nhất còn lại về khả năng theo đuổi khát vọng khám phá thiên nhiên của con người.

Các tin KHÁC

Triều Tiên kêu gọi người nước ngoài sơ tán khỏi Hàn Quốc

Kinh hoàng cảnh thành phố Nga bị "nuốt chửng"

Tại sao Trung Quốc buông lỏng Triều Tiên?



Những bức ảnh dưới đây cho thấy cảnh các lều này bị bỏ hoang sau khi trở thành nơi trú ẩn của nhiều nhà thám hiểm, những người dám liều cả mạng sống của mình để đi tìm kho báu và khám phá khoa học gần cực Nam của trái đất.

Một trong những lều lán này từng là "bàn đạp" cho cuộc Thám hiểm Nimrod của Ernest Shackleton, một trong những nhà thám hiểm vĩ đại nhất nước Anh, từ năm 1907 tới năm 1909.

{keywords}

Lều của Shackleton gần như còn nguyên vẹn như hồi năm 1909, khi nhà thám hiểm nổi tiếng và những người đi cùng ông sử dụng nơi này để chống lại giá rét.

{keywords}

Jameson Adams, Frank Wild và Eric Marshall (từ trái sang phải) cắm quốc kỳ Anh tại điểm cực nam của họ, 88° 23', ngày 9/1/1909 trong một bức ảnh do trưởng nhóm Ernest Shackleton chụp.

{keywords}

Mang theo đủ đồ tiếp tế cho cả mùa đông, Shackleton rời căn lều và để lại rất nhiều đồ ăn, với rất nhiều trong số đó còn nguyên vẹn và sẵn sàng để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

{keywords}

Robert Falcon Scott cùng đoàn thám hiểm Terra Nova của ông đã nỗ lực trở thành những người đầu tiên tới Nam Cực song Roald Amundsen người Na Uy đã chiến thắng họ khi đến đích trước 1 tháng.

{keywords}

Scott dùng căn lều này trong cuộc đua thám hiểm Terra Nova tới Nam Cực. Tuy nhiên, Scott cùng các thành viên khác trong đoàn đã chết vì đói, rét và kiệt sức khi hành trình trở về, trước khi đến được căn lều vẫn còn nhiều lương thực chờ đón họ.

{keywords}

Scott và người của ông không tới được căn lều này. Sau đó, nó được Ernest Shackleton sử dụng trong chuyến Thám hiểm Imperial Trans Arctic (1914-1917) và đồ tiếp tế của ông vẫn ở đây đến nay.

{keywords}

Một bức tượng bán thân Lenin trông ra từ Cực Bất khả tiếp cận do các nhà khoa học Liên Xô để lại. Họ đã bỏ lại một trạm thời tiết ở đó vào tháng 12/1958.

{keywords}

Các nhà khoa học Liên Xô lập một căn cứ tạm thời ở Cực Bất khả tiếp cận vào tháng 12/1958. Trạm này đạt kỷ lục thế giới về nhiệt độ trung bình quanh năm lạnh nhất, ở mức -58.2°C.

{keywords}

Các nhà khoa học Liên Xô được điều tới Cực Bất khả tiếp cận chỉ có rất ít phương tiện thô sơ để tránh rét.

{keywords}
Bên trong trại tạm ở Cực Bất khả Tiếp cận. 

{keywords}

Xác các trang thiết bị và xe nằm trên tuyết ở Trạm Oasis, một trạm nghiên cứu và thời tiết của Liên Xô và sau đó là của Ba Lan ở gần Bunger Hills, Knox Coast, Châu Nam Cực.

{keywords}

Một trực thăng với các thùng nhiên liệu rỗng tại Trạm Oasis - bị bỏ hoang ở một trong những nơi khí hậu khắc nghiệt nhất trên hành tinh.

{keywords}
Đây là một minh chứng rằng những người từng ở Trạm Oasis đã trụ được trước sự khắc nghiệt nhất của các loại khí hậu mà đã phá hủy hầu hết các thiết bị bị bỏ lại và rất ít sinh vật thích nghi được.

Thanh Hảo (Theo Daily Mail)