Đây là bước chuẩn bị quan trọng để nâng cao khả năng sẵn sàng đáp ứng với các chuyến bay cấp cứu người bệnh từ các điểm đảo và vùng sâu, vùng xa.

14 chuyến bay trực thăng, trong đó có 7 chuyến bay ngày và 7 chuyến bay đêm đã được thực hiện thành công. Trực thăng cấp cứu đáp trực tiếp xuống nóc tòa nhà Viện chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Quân y 175.

{keywords}
Trực thăng EC-225 trên nóc tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175.
{keywords}
14 chuyến bay huấn luyện được thực hiện trong ngày 30/12. 

Trước đây, khi bãi cất hạ cánh trên nóc Bệnh viện Quân y 175 chưa đi vào hoạt động, trực thăng cấp cứu phải đưa các bệnh nhân nặng từ đảo xa về hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Sau đó, xe cứu thương chuyển bệnh nhân về bệnh viện điều trị. Quá trình này mất thêm một khoảng thời gian di chuyển. 

Trực thăng  EC-225 của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam được sử dụng để thực hiện 14 chuyến bay cả ngày và đêm trong buổi diễn tập. Đội ngũ phi công dày dặn kinh nghiệm, đã thực hiện nhiều chuyến bay biển ngoài giàn khoan

{keywords}
Quy trình tiếp nhận, cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân đảm bảo an toàn.
{keywords}
Bệnh viện Quân y 175 đã thực hiện thành công nhiều chuyến bay cấp cứu bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Thiếu tá Vũ Duy Hiền, Công ty trực thăng miền Nam,Tổng công ty trực thăng Việt Nam, Binh đoàn 18, Bộ Quốc phòng cho biết, việc hạ cánh trên nóc tòa nhà khác hoàn toàn so với hạ cánh tại sân bay. Do đó, kỹ thuật phi công phải chính xác.

Bên cạnh đó, khi bay đêm, phi công hoàn toàn dựa vào hệ thống thiết bị kỹ thuật, hệ thống dẫn đường, ánh sáng…tầm quan sát không thuận lợi như ban ngày.

{keywords}
Chương trình huấn luyện đưa ra các tình huống giả định về bệnh nhân nặng, nguy kịch cần cấp cứu ở đảo xa hoặc vùng khó tiếp cận. 

Chương trình huấn luyện giúp phi công tiếp cận địa hình mới, trên các toà nhà cao tầng. Tổ  quân y cấp cứu đường không được rèn luyện theo quy trình chuẩn mực từ tiếp nhận bệnh nhân, tiếp đất, vận chuyển đảm bảo an toàn.

Theo Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, từ đường bay này, cấp cứu đường không sẽ đến những điểm đảo, vùng sâu vùng xa, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, tiếp cận cấp cứu người bệnh.

Bệnh viện Quân y 175 đang tiến tới xây dựng trung tâm cấp cứu đa năng đường bộ, đường không, đường thủy.  

{keywords}
Chương trình huấn luyện bay được thực hiện thành công dù chịu ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM.
{keywords}
Bệnh viện Quân y 175 hướng đến Trung tâm cấp cứu đa năng: đường bộ, đường không, đường thủy.

Theo Đại tá Lê Đức Long, Giám đốc Công ty bay trực thăng Miền Nam, Tổng công ty bay Trực thăng Việt Nam, Binh đoàn 18, Bộ Quốc phòng, chương trình huấn luyện lần này hướng đến cấp cứu y tế với khu vực vùng xa của TP.HCM. Đây là nhiệm vụ mới, nhưng trong tương lai người dân sẽ được thụ hưởng hiệu quả của dịch vụ cấp cứu trực thăng. 

"Mục tiêu cao nhất của chương trinh huấn luyện đào tạo là đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi tình huống dù là bay ngày hay đêm", Đại tá Lê Đức Long cho biết.

{keywords}
7 chuyến bay huấn luyện ban đêm cũng đã thành công theo kế hoạch.

Trong những năm qua, Bệnh viện Quân y 175 thường xuyên bay cấp cứu cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và ngư dân trên quần đảo Trường Sa. Các chuyến bay đã đạt hiệu quả cao, giữ vững niềm tin cho nhân dân, ngư dân bám biển.

Trong tương lại, tiềm năng thực hiện bay cấp cứu trong khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ sẽ tiếp tục đảm bảo chăm lo sức khỏe nhân dân trong các tình huống khẩn cấp, thiên tai, thảm họa. 

Linh Giao

Ảnh: Văn Chính

Bác sĩ, điều dưỡng lên đường đến Trường Sa

Bác sĩ, điều dưỡng lên đường đến Trường Sa

Sáng 24/11, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) cử đoàn công tác luân phiên thực hiện nhiệm vụ tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.